Ngày xưa còn nhỏ
Ngày xưa, còn nhỏ, đi săn bướm. Bướm sợ bay tìm trốn dưới hoa, Ta thấy hoa cười mê mải ngắm: Thế là từ đấy biết Nàng Thơ. Từ đấy đôi bên thường gặp nhau Trong rừng, cạnh suối, bất kỳ đâu, Không thân, nhưng chẳng thờ ơ lắm, Bỡ ngỡ e dè cũng khá lâu. M
Nội dung bài thơ: Ngày xưa còn nhỏ
Ngày xưa, còn nhỏ, đi săn bướm.
Bướm sợ bay tìm trốn dưới hoa,
Ta thấy hoa cười mê mải ngắm:
Thế là từ đấy biết Nàng Thơ.
Từ đấy đôi bên thường gặp nhau
Trong rừng, cạnh suối, bất kỳ đâu,
Không thân, nhưng chẳng thờ ơ lắm,
Bỡ ngỡ e dè cũng khá lâu.
Một hôm, (năm ấy mười hai tuổi),
Thơ thẩn ta ngồi với bóng trăng,
Nhìn giải mây trời theo gió chạy,
Hồn thơ đưa tới cõi bâng khuâng...
Những tiếng xa vời vẫn quyện mây,
Những hình tươi sáng múa đâu đây
Rủ nhau hiện đến, cho ta ghép
Nên điệu thơ vàng sán lạn bay:
Bài thơ thứ nhất mới ra đời,
Chợt thấy như lòng tuyết nặng rơi,
Như gió hồng mơn, như nắng dịu
Nhẹ nhàng êm ấm ủ trên vai.
Ngoảnh lại: Nàng Thơ đã ở bên
Mỉm cười -- Ồ! khoé miệng trăm duyên!
(Lời nào tả được tình lưu luyến
Buổi mới ân cần với bạn tiên).
Kết giao hẹn đến muôn ngàn kiếp,
-- Vì bọn làm thơ hẳn sống lâu --
Ta với nàng tiên ca hát mãi,
Ngoài ra còn có thiết chi đâu?
Cho đến ngày ta phải ngược xuôi,
Trong khi vất vả cũng không thôi
Nhởn nhơ ngâm hoạ cùng nương tử:
Một cuộc tình thiêng ở giữa đời.
Nhưng nàng tiên ấy hay ghen lắm,
Chỉ muốn ta yêu có một mình.
Mà tấm lòng ta thì phóng dãng;
(Lạ gì cái tuổi thủa xuân xanh?)
Vì thế Nàng Thơ đã mấy phen,
Trách ta mê đắm mãi trần duyên;
Mấy phen ta thấy mầu châu lệ,
Thầm oán hờn ta dưới mắt đen.
Song le ta biết làm sao được?
Vì ở trần gian vẻ lệ kiều.
Của khách giai nhân thường vẫn bảo:
Yêu thơ đâu phải thực là "Yêu"?
Bài thơ Ngày xưa còn nhỏ của tác giả Nhà thơ Thế Lữ - Nguyễn Thứ Lễ, Lê Ta, được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.
Nhà thơ Thế Lữ - Nguyễn Thứ Lễ, Lê Ta
Nghệ danh: Thế Lữ
Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ, Lê Ta
Xem thêm: Tiểu sử Tác giả Thế Lữ - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Thơ Thế Lữ, Nhà thơ Thế Lữ, Tập thơ Mấy vần thơ, Thế Lữ
Người phóng đãng [Người phóng lãng]
Khúc hát bên sông [Tiếng hát bên sông]
Lời than thở của nàng Mỹ Thuật
Bâng khuâng [Tình bâng khuâng]