Tác giả Bửu Kế - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Bửu Kế - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Nghệ danh: Bửu Kế
Tên thật: Nguyễn Phúc Bửu Kế, Tiêu Sử, Lương Nhân
Bửu Kế (1913-1989) là nhà văn, dịch giả, tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Kế, bút hiệu Tiêu Sử, Lương Nhân, quê ở Phủ Lạc Biên đường Trung Bộ (nay là đường Tô Hiến Thành, Gia Hội, Huế).
Xuất thân trong một gia đình hoàng tộc là cựu Giám sinh Trường Quốc tử giám Huế, năm 1934 tốt nghiệp, dạy tại các trường Trung học Đồng Khánh, Cao đẳng Mĩ thuật, Đại học Văn khoa Huế, viện Hán học Huế.
Trong thời gian dạy học, làm Quản thủ Thư viện Đại học Huế (hơn 20 năm) ông vẫn cộng tác đều đặn với các báo từ Bắc đến Nam: Tiểu thuyết thứ bảy, Văn học, Tri tân (Hà Nội, trước năm 1945), Bách khoa, tạp chí Đại học Huế, Tương lai, Văn hoá nguyệt san... (Sài Gòn, sau năm 1955).
Bửu Kế là nhà văn chuyên viết về các đề tài cổ học và địa phương thuộc khu vực Huế, nên trong học giới học thuật thường gọi ông là nhà Huế học hay nhà cố đô Huế học.
Tác phẩm:
- Nếp nhà (giải thưởng văn chương độc nhất toàn quốc của Bộ Quốc gia giáo dục, 1953).
- Thằng người gỗ (giải nhất của Hội phụ huynh học sinh toàn quốc, Tân Việt, 1952).
- Tầm Nguyên tự điển (Nam Cường, Sài Gòn, 1955).
- Truyện ngắn quốc tế (1954)
- Nguyễn triều cố sự (Khai Trí, 1956)
- Nghìn lẻ một chuyện cười
- Hán Việt từ nguyên (di thảo)
- Các loại sách tuổi thơ (1969)
- Chính tả căn bản (di thảo)
- Từ điển viết văn (di thảo)
Và rất nhiều chuyên đề về kinh thành Huế in trên các tạp chí Đại học Huế, Bách khoa, Phổ thông...