Đôi nét về Khổng Tử
Đôi nét về Khổng Tử
Nghệ danh: Khổng Tử
Tên thật: Khổng Phu Tử
Đôi nét về Khổng Tử
Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu (孔丘), tự Trọng Ni (仲尼).[5] Cách gọi "Khổng Tử" hay "Khổng Phu Tử" đều mang nghĩa là "thầy giáo Khổng", là một cách gọi tôn trọng. Khi dịch sách Trung Hoa sang ngôn ngữ Tây phương, các tu sĩ dòng Tên đã chuyển âm Kǒng fūzǐ (Khổng Phu Tử) thành Confucius.
Thụy hiệu: Bao thành tuyên Ni công (褒成宣尼公; năm 1 triều Hán Bình Đế), Văn Tuyên vương (文宣王; năm 739 triều Đường Huyền Tông), Đại thánh Văn Tuyên vương (大聖文宣王, năm 1008 triều Tống Chân Tông), Chí thánh tiên sư (至聖先師; năm 1560 triều Minh Thế Tông), Đại thành chí thánh Văn Tuyên vương Thánh sư (大成至聖文宣王聖師; năm 1645 triều Thanh Thế Tổ). Theo ghi chép trong gia phả họ Khổng, Khổng Tử thuộc dòng dõi quý tộc nước Tống, là hậu duệ của các quân chủ nhà Thương.
Khổng Tử là một triết gia người Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn. Các môn đồ của ông đã ghi chép lại những bài giảng của Khổng Tử trong cuốn Luận Ngữ. Trong thế kỷ thứ hai trước công nguyên, đạo Khổng trở thành triết học chính thức của Trung Hoa. Các quan chức triều đình buộc phải vượt qua một bài thi về những tư tưởng của Khổng Tử mới có thể ra làm quan. Những triết lý của ông về chính quyền, trật tự xã hội, và mối quan hệ giữa người với người là nền tảng của cuộc sống và văn hóa Trung Hoa cho đến tận thế kỷ 20. Những triết lý này vẫn giữ được tầm quan trọng ở Đông Á, khu vực chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa Trung Quốc.
Khổng Tử sống ở thời nhà Chu, một thời kỳ của những cuộc xung đột chính trị – xã hội, còn được gọi là thời Chiến quốc. Cho tới năm 50 tuổi, ông giữ nhiều chức quan nhỏ ở nước Lỗ. Với hy vọng trở thành một vị quan triều đình, ông chuyển tới nước Tề hùng mạnh.
Không được ban một chức vụ nào, Khổng Tử lại tiếp tục du hành. Nhiều năm sau, ông trở về nước Lỗ và dành toàn bộ thời gian còn lại của cuộc đời dạy về nhân cách con người, trật tự xã hội, và vai trò của triều đình. Các môn đồ của ông ghi chép lại những bài giảng này trong một cuốn sách có tên Luận Ngữ.
Mặc dù những thế hệ sau sùng kính Khổng Tử như một nhà hiền triết có xuất thân gần như thần thánh, nhưng những cuộc đối thoại được ghi chép lại trong Luận Ngữ lại cho thấy ông là một người thầy uyên bác và lịch thiệp, quan tâm sâu sắc đến hành vi ứng xử của con người và trật tự trong xã hội. Các chủ đề phổ biến trong những bài giảng của ông đều khơi gợi lòng trắc ẩn đối với con người (nhân), đạo hiếu hay sự kính trọng với gia đình (hiếu), thực hành lễ nghi (lễ), và đức hạnh (đức).
Khổng Tử răn rằng mọi người trong xã hội đều có một vai trò. Một số người ở vị trí cao và có vai trò dẫn dắt, còn những người khác ở vị trí thấp hơn và có vai trò tuân theo. Khổng Tử tin rằng nếu mọi người, đặc biệt là lãnh đạo và những người cao tuổi hành xử tốt thì xã hội sẽ vận hành một cách đúng đắn.
Khổng Tử nhấn mạnh rằng ông là người truyền lại những kiến thức cổ xưa chứ không sáng tạo ra chúng. Trước khi mất, ông đã biên soạn lại vài tác phẩm cổ, bao gồm Ngũ kinh và Kinh Xuân Thu.
Khổng Tử không bao giờ đạt được chức vụ mà ông mong muốn, nhưng tầm ảnh hưởng của ông tăng mạnh sau khi ông qua đời ở tuổi 72. Hai trăm năm sau, những bài giảng của ông trở thành nền tảng quan trọng cho những ai muốn ra làm quan chức triều đình. Trong thời nhà Hán, những người muốn ra làm quan cần phải vượt qua một kỳ thi về tư tưởng của Khổng Tử. Các nhà triết gia về sau như Mạnh Tử và Tuân Tử đã phát triển những trường phái triết học mới dựa trên các tác phẩm của Khổng Tử. (nguồn)