Tác giả Tú Mỡ - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác

Thơ   •   Thứ sáu, 22/10/2021, 18:10 PM

Tác giả Tú Mỡ - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác

Nghệ danh: Tú Mỡ

Tên thật: Hồ Trọng Hiếu

Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tú Mỡ

Tú Mỡ  sinh ngày 14-3-1900 tại phố Hàng Hòm, Hà Nội và mất ngày 13-7-1976; tên thật là Hồ Trọng Hiếu. 

Lên 5 tuổi, ông bắt đầu học chữ nho, học hết bộ Tam tự kinh thì bố ông mới cho học chữ quốc ngữ. Năm 14 tuổi, Hồ Trọng Hiếu đỗ đầu bằng sơ học Pháp-Việt và được học tại trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). 

Năm 16 tuổi (1916), ông bắt đầu "mắc bệnh" làm thơ. Trong "Hồi ký văn học", ông kể lại: “Lúc này tôi quyết tâm học làm thơ. Trước hết tôi mua bộ Hán-Việt văn khảo để nghiên cứu các thể thơ ca, từ, phú, rồi mua những tập thơ của Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Yên Đổ, Tản Đà, Trần Tuấn Khải, những tác phẩm mà tôi thích đọc nhất”.

Suốt hai năm đi làm và nghiên cứu như thế, những cảnh trái tai gai mắt thời Pháp thuộc đã đánh thức máu hài hước trong con người ông và bởi yêu kính tài thơ Tú Xương ông mới lấy bút danh Tú Mỡ, chứ ông gầy lắm: “Màu mỡ vì chưng ra cả bút. Thân hình nên mới ngẳng như que”.

Năm 17 tuổi (1917), ông bắt đầu yêu một cô gái 15 tuổi ở Hàng Bông, làm được bài thơ tình đầu tiên (theo thể thất ngôn bát cú) có tên là Tương tư.

Năm 18 tuổi, ông đỗ bằng Thành Chung và xin được việc làm thư ký trong Sở Tài chính.

Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca, đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.

Thuở bé nhà thơ Tú Mỡ được ông nội dạy chữ nho, sau vào học trường Bưởi, cùng thời với Hoàng Ngọc Phách. Thấy Phách làm thơ nghiêm túc thì Hiếu rủ bạn làm thơ tếu diễu chơi. Bạ cái gì cũng thành thơ: vịnh xe điện, vịnh giám thị, vịnh các thầy... Đùa quá hoá thật, năm 1918 ông vào làm ở Sở Tài chính, hai năm sau đã có thơ diễu nghề công chức cạo giấy của mình.

Lần này thơ đăng báo hẳn hoi chứ không chỉ truyền khẩu như thời đi học. Hình hài, tính nết của loại người lấy công sở làm oai, vừa khôi hài vừa tội nghiệp, Tú Xương cũng đã từng diễu: “Bác này rõ thực thái vô tích. Sớm vác ô đi tối vác về”. Dưới ngòi bút của Tú Mỡ càng sống động hơn, vì nó là cái đời ông:

"Hai buổi đến ung dung ư buồng giấy, sổ to sổ nhỏ bày liệt bày la
Tám giờ ngồi chễm chệ ư ghế mây, mực đỏ mực đen viết chi viết chát"

Tú Mỡ thực sự nổi tiếng từ năm 1932, khi giữ mục "Giòng nước ngược" cho báo Phong hoá. Cái xã hội thuộc địa nửa phong kiến thời Tú Mỡ đầy rẫy những lố lăng kệch cỡm, đạo đức giả. Ông cảm nhận được tất cả và đã giữ lại trong thơ mình như một tang chứng sống của thời cuộc.

Tính chất hiện thực là một đóng góp đặc sắc của Tú Mỡ vào nền thơ công khai hồi ấy, chất trào phúng nằm ngay trong sự việc. Tài dùng khẩu ngữ dân gian của Tú Mỡ rất điêu luyện, ông chửi bọn thống trị bất tài vô hạnh nhưng chúng không làm gì được ông chính là do sắc thái từ ngữ của ông.

Ông khen, ông chúc mà là ông rủa, ông chửi. Điển hình như sau khi mô tả sự long trọng, vui vẻ của bữa tiệc kỷ niệm 30 năm phái bộ đi Tây (1908- 1938), Tú Mỡ dừng bút ở đám dân đói đứng chiêm ngưỡng ở vòng ngoài:

"Trong đình quan khách cỗ bàn
Vòng ngoài dân đói hàng ngàn xúm đông
Há mồm lố mắt đứng trông
Chúc thầm các cụ các ông muôn đời"

Tháng 12 năm 1946, chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ, Tú Mỡ lên chiến khu, tham gia kháng chiến bằng ngòi bút trào phúng sở trường quen thuộc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông cứ thẳng tay công khai đánh địch đường hoàng, cái duyên lắt léo tài tình kia ông không dùng nữa. Thời kỳ này, Tú Mỡ ký tên là Bút Chiến Đấu.

Ông giải thích: "Vì thấy công cuộc kháng chiến là công cuộc nghiêm chỉnh, mình dùng bút danh để đánh địch cũng là việc làm nghiêm chỉnh,...cho nên tôi không muốn dùng bút danh cũ là Tú Mỡ. Tú Mỡ là tên đặt đùa, ý là người kế tục nhà thơ bậc thầy Tú Xương. Vả lại, hai chữ Tú Mỡ lúc này còn nghe gần với "đú mỡ", có vẻ không được...nghiêm túc. Và từ nay, tôi đặt thơ vào hai mục riêng: loại đánh địch là mục "Nụ cười kháng chiến", loại ca ngợi tinh thần anh dũng của quân dân là mục "Anh hùng vô tận".

Năm 1954, chiến tranh kết thúc, ông tiếp tục sáng tác phục vụ cuộc đấu tranh trong giai đoạn mới.

Năm 1957, ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, và làm Ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam.

Năm 1974, bà vợ tào khang chung thủy của ông mất, Tú Mỡ đã viết bài thơ "Khóc Người Vợ Hiền", đáng kể là một trong những bài thơ tình hay nhất:

"Bà Tú ơi!

Bà Tú ơi

Té ra bà đã qua đời, thực ư?

Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác,

Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm bao.

Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào,

Nào đâu bóng dáng ra vào hôm mai…"

Theo Nguyễn Hoàng Khung, thì Tú Mỡ là người có một "tâm hồn đôn hậu, lạc quan và chan chứa tình đời”.

Trong một bài viết, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, viết: "mặc dù sống trong một thế kỷ đầy biến động, song cuộc đời Tú Mỡ lại chỉ hiện ra với những đường nét đơn giản: cách sống của ông phải gọi là thanh bạch. Lúc nhỏ, đi học, lớn lên, đi làm nuôi gia đình.

Theo Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ là người "thuốc lá không hút, chè tàu không nghiện, tổ tôm không biết đánh"

Hiện nay, tên của ông được đặt tên cho một con phố ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, nối từ phố Mạc Thái Tông đến đường Phạm Hùng. Ngoài ra con phố khác có tên Tú Mỡ còn nằm ở Quy Nhơn, Bình Định nối đường Lê Bá Trinh đến đường Võ Thị Sáu.

Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tú Mỡ

  • Giòng nước ngược (3 tập 1934-1945)
  • Ðịch vận diễn ca (1949)
  • Nụ cười kháng chiến (1952)
  • Tấm Cám (1955)
  • Nụ cười chính nghĩa (1958)
  • Bút chiến đấu (1960)
  • Ðòn bút (1962)
  • Ông và cháu (1970)
  • Thơ Tú Mỡ (1971)

icon Nhà thơ Tú Mỡ,Thơ Tú Mỡ,Thơ trào phúng

Tổng hợp

Tác phẩm tiêu biểu của Tú Mỡ

“Phở” đức tụng

Thơ   •   28.10.2021
Trong các món ăn “quân tử vị”, Phở là quà đáng quý trên đời. Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi, Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ. Náy bánh cuốn, này thịt bò, này nước dùng sao nhánh mỡ, Ngọn rau thơm, hành củ thái trên. Nước mắm, hồ tiêu, cùng dấm, ớ

Các quan được tăng lương

Thơ   •   28.10.2021
Các ngài quan bé với quan to Cứ tương lương sù, bổng lộc to Ai có ngờ đâu quan cũng túng Như nhiều công chức sống quanh co Các ngài nhăn nhó phát đơn kêu: Lương chẳng vừa ăn chẳng đủ tiêu Bóp bụng không sao cung cấp nổi Quan bà cậu ấm với cô chiêu T

Hư danh

Thơ   •   28.10.2021
Bác kia, ruộng cả ao liền Lắm bạc, nhiều tiền, chạy tước, mua danh Bài ngà với áo thụng xanh Súng sa súng sính như anh phường chèo Về làng khao vọng ỉ eo Ăn trên, ngồi trốc, eo sèo thịt sôi Bây giờ cơ nghiệp đi đời Thẻ ngà, giấy sắc đem mài mà ă

Duyên con vồ

Thơ   •   28.10.2021
“Me tây” kia trở về già Vớ anh phán kiết la cà kết duyên Anh thời say chị lắm tiền Chị mê anh trẻ, có duyên mặn mà Trúc mai xum họp một nhà Rõ rằng trúc mọt, mai già sánh đôi Mình mình với lại tôi tôi Anh làm cho chị tưởng đời còn xuân Chị thời vỗ đứ

Phu kéo xe

Thơ   •   28.10.2021
Xưa nay các học trò lười Mẹ cha mắng mỏ, nặng lời mỉa mai Rằng: "Mày lêu lổng. rông rài Nhớn lên thời đến suốt đời kéo xe!" Bây giờ thời buổi khắt khe Kéo xe cũng hoá ra nghề khó khăn! Cu ly cũng phải lấy... bằng Của toà đốc lý chứng rằng..

Dân ngu phú

Thơ   •   28.10.2021
Nghĩ đến thôn dân Ngán thay hủ tục! Ròi tự trong xương Rột từ trên nóc Việc làng nát tựa tương dầm Trí dân tối như hũ bọc Dưới, đàn em một lũ ngu đần Trên, kẻ cả những phường ô trọc Quốc hồn, quốc túy, khư khư giữ mớ lễ nghi quèn Thói tục, thường lề,

“Điếu” đức tụng

Thơ   •   28.10.2021
Người Việt Nam phải lấy thuốc lào làm quốc tuý Còn thú vị nào hơn thú vị yên vân! Từ vua, quan, đến hạng bình dân, Ai là chẳng bạn thân với điếu... Từ ông thừa, trở lên cụ thiếu, Đi ngoài đường, phi điếu bất thành quan. Ngồi công đường, vin xe trúc

Khai bút rông

Thơ   •   28.10.2021
Là văn sĩ chẳng lẽ không khai bút Chẳng hay ho cũng nặn nọt một bài Ngót hai năm xổng bút mỉa mai đời Thì Tết đến cũng phải có bài thơ... rắc rối Rót thêm mực, thay ngòi bút mới Thảo mấy dòng cảm khái sau đây Thơ rằng: Tú chi tú ấy nực cười thay! Chẳ

Giầu và nghèo

Thơ   •   28.10.2021
(Độc vần) Đồng bạc sinh ra kẻ khó, giầu Vụng xoay thời khó, khéo thời giầu Giầu đeo tiếng xấu không bằng khó Khó giữ danh thơm chẳng kém giầu! Chớ hợm mình giầu khinh bỉ khó Đừng than thân khó ghét ghen giầu Ai ôi, giữ lấy lòng trong sạch Bậ

Bốn lần đi thi

Thơ   •   28.10.2021
(Tả cảnh một ông phán làm việc ở tỉnh xa, bốn lần về Hà thành thi tham biện) Lần đầu về thi tại Hà thành Anh em tấp nập đến tiễn hành Tiệc rượu linh đình thật vui vẻ Chén thù chén tạc chúc công danh Đi về tốn bao tiền phí lộ Thế mà thi cử lạ

Đóng thuế thân

Thơ   •   28.10.2021
Biết cơ đầu tháng tiền chưa cạn Toà thuế Hà Thành rất mẫn cán Giục giã các thầy đóng thuế thân Khiến mình trong dạ đâm ngao ngán! Ơn nhờ cái miệng mấy "ông dân" Sưu tớ năm nay gấp bộn phần: Hai chục bảy đồng, đau quá hoạn! Cắn răng nộp vậy,

Ông nghị đi hội đồng về

Thơ   •   28.10.2021
- Ông ơi, ông đi đâu về Có vẻ phỡn phè, phấn chấn hỡi ông? - Rằng tôi đi họp hội đồng Mỗi năm một bận, hết lòng vì dân Gật gù, nghe đọc diễn văn Vì dân giáng sức mấy lần vỗ tay Trăm công, nghìn việc, nặng thay! Vì dân nên phải đêm ngày miên man Bao c

Xoay hòn đất

Thơ   •   28.10.2021
Có một anh, Biếng lười như hủi, Cờ bạc như tinh. Rượu chè như quỉ, Trai gái như ranh. Mà cứ muốn, Làm giàu làm có, Nên giá nên danh. Sinh con gái tốt, Đẻ con trai lành. Nghĩ đến câu, Tất tươi tất tả, Lật đà lật đật. Thầy địa cố tìm, Mồ cha lo cất, Có

Mười thương

Thơ   •   28.10.2021
Một thương tóc lệch đường ngôi, Hai thương quần trắng, áo mùi, khăn san. Ba thương hôm sớm điểm trang, Bốn thương răng ngọc hai hàng trắng phau. Năm thương lược Huế cài đầu, Sáu thương ô lục ngả màu thanh thiên. Bảy thương lắm bạc nhiều tiền,

Vợ chồng đời nay

Thơ   •   28.10.2021
Bây giờ thời buổi văn minh Phu phụ chi tình có vẻ khác xưa Mợ tham, mợ đốc nhởn nhơ Lấy chồng ngồi ruỗi, ăn nhờ chiếc lương Suốt ngày son phấn điểm trang Tiêu khiển đêm trường: nhà hát, tổ tôm Con thời sẵn vú nuôi ôm Nước, cơm sẵn bếp tận mồm bưng lê

Tượng lo

Thơ   •   28.10.2021
A di đà Phật! Bụt trên toà ngồi ngất bệ sen Tưởng rằng nhà Bụt chí hiền Từ bi từ tại, ai phiền nhiễu chi! Nào nhờ gặp thời kỳ tranh chiến Cõi phàm trần tai biến lung tung Loạn đằng Tây, loạn đằng Đông Cảnh từ bi cũng hãi hùng, tượng lo... Cũng là bở

Mỡ mà chẳng... mỡ

Thơ   •   28.10.2021
Tặng bạn Nam Hương (Thơ thất ngôn thập nhị cú) Tú Mỡ, nghe tên rõ chướng phè Làm thiên hạ tưởng béo xù ghê Chẳng thua cụ Ỷ lườn nung núc Cũng hệt ông Vâm bụng lặc lè           * Mà hoá ngườ

Thiên tai

Thơ   •   28.10.2021
Dân Bắc năm nay khốn đốn hoài! Bao lần thuỷ hoạ với thiên tai Ba chìm bẩy nổi, vừa xong lụt Đến nạn khô khan nắng cháy trời Trái tiết trời thu mà nắng hạ Suốt ngày ba tháng thiêu ròng rã Ruộng, vườn nứt nẻ, hồ ao khô Héo hắt mùa màng đi đứt cả Sống v

Bầu cử

Thơ   •   28.10.2021
Thiên hạ nôn nao họ rủ nhau: Người ra ứng cử, kẻ đi bầu. Phen này lắm cậu gia tài vỡ, Mà chức “Ông dân” đã chắc đâu! Họ kéo từng đàn xuống xóm hát, Lu bù ngày ấy sang đêm khác Phen này ông quyết xuống KT Mở tiệm cô đầu có lẽ phát Họ mời nhau chén tạ

Ông cụ non

Thơ   •   28.10.2021
Nhớ thuở còn hàn vi, Chửa nên danh phận gì. Trí anh to tát lạ, Chẳng thẹn tiếng nam nhi. Bàn tính những công cuộc, Lợi dân cùng ích nước. Lưu danh cùng núi sông, Mới thoả lòng ao ước. Nay ngoáp chiếc lương to, Yên thân được ấm no. Đã quăng chí nguyệ

Ông Táo xin miễn chầu

Thơ   •   28.10.2021
Tiểu chức Táo Công Kính trình Thượng Đế Năm nay dương thế Lâm nạn đao binh Khói lửa chiến tranh Bùng lan Âu Á Cõi trần loạn sạ Trên đất ngoài khơi Đáy bể lưng trời Đầy mù sát khí Khiến thần lo nghĩ Đến việc hành trình Lên được Thiên đình Năm nay thực

Tú Mỡ với Quan Ôn

Thơ   •   28.10.2021
Xuân đã sang hè, trời nắng rát Trong xóm, thấy mấy ông "Kỳ nát" Lục tục kéo nhau đi quyên tiền Để mà sắm sửa lễ Kỳ yên Đút lót Quan Ôn khỏi tác ác Người răm ba hào, kẻ đồng bạc Các ông thu được món tiền to Đi mua đồ giả đốt ra tro Nào là và

Tu tiên

Thơ   •   28.10.2021
(Thi ca liên hành) Làng văn có một bác nho điên, Nhai được răm pho sách thánh hiền. Lên mặt khinh đời là tục cả, Cho mình kiếp trước vốn là tiên. Bởi chưng hầu rượu Hoàng thiên Lỡ tay vỡ chén cho nên bị đày. Trời cao Iăn xuống đất dầy. Chịu b

Tủi cho bà Tú Mỡ

Thơ   •   28.10.2021
(Báo Phụ Nữ Thời Đàm mới tái thế đã có bài tán tụng những đức tính của bà thượng Phạm Quỳnh, khen nức, khen nở, khen thở chẳng được. Tú Mỡ nghĩ đến cái "nái sề" đức tính chẳng kém gì ai, mà chẳng thấy ai khen nên có bài thơ cảm.) Vừ

Trời đầy Nguyễn Khắc Hiếu

Thơ   •   28.10.2021
Trong phòng khách cụ Trời Cậu nhỏ dâng văn bôi Xẩy tay đánh rơi vỡ Nguyễn Khắc Hiếu ra đời Từ khi Hiếu xuất thế Vẫn nhớ cảnh thiên tiên Bữa cơm thường phải rượu Nhưng túi lại rỗng tiền Liền xoay nghệ văn chương Viết bừa bán phố phường Thơ chay tha hồ

Khuyên ai kén vợ

Thơ   •   28.10.2021
I Lấy vợ khuyên ai kén vợ hiền Kén người đức hạnh, bậc chân chuyên Tốt duyên gặp được người như nguyện Giá nọ nhà vàng đúc cũng nên II Lấy vợ khuyên ai kén vợ soàng Cần chi giầu có với quan sang Quý hồ nội trợ tề gia giỏi Cái cảnh gia đình mới vẻ va

Bài phú “thầy phán”

Thơ   •   28.10.2021
(Tự trào) Sở có một thầy: Mặt mũi khôi ngô Hình dung chững chạc Quần là ống sớ, áo vận khuy vàng Khăn lượt vành giây, ô che cán bạc Bảnh bao lắm mốt, trời nắng, mưa: giầy nọ, giầy kia Lịch sự đủ vành, mùa rét, nực: mũ này, mũ khác Ra phết qua

Hồ Gươm phú

Thơ   •   28.10.2021
Tặng cô Thoại Ngữ, người bạn xa chưa quen biết. (Hội Khai trí Tiến Đức có mở cuộc thi văn chương, trong các môn thi có bài phú Hồ Gươm, hạn vần: ’’Hồ đó, gươm đâu?’’ Tú Mỡ thấy đầu đề hay, cũng hứng bút viết chơi. Viết chơi thôi, không dự thi, và

Phụ bạc

Thơ   •   28.10.2021
Nhớ xưa còn thủa hàn vi Chàng thời đi học, thiếp đi chạy hàng Sớm hôm đầu đội vai mang Yên phận bần hàn, kiếm gạo nuôi nhau Lần hồi bữa cháo bữa rau Chàng lo học tập mai sau thành tài Công danh tiến bước kịp người Mở mặt với đời, thiếp cũng hiển vinh

Nhắn nhủ ông nghị

Thơ   •   28.10.2021
Áo sa, khăn nhiễu, giầy ban Kính trắng gọng vàng, tay cắp cặp da Ấy là ông nghị vùng ta Súng sa súng sính đi ra hội đồng Mấy lời nhắn nhủ cùng ông Có ra hội đồng thì miệng phải to Xin đừng khúm núm co ro Nói không ra tiếng họ cho rằng đần Cũng đừng

Chồng gàn

Thơ   •   28.10.2021
Mợ thấy chồng người lên chức “tham” Xe nhà ngất ngưởng ngự đi làm Lương sơi mỗi tháng hàng gang bạc Mợ tưởng danh lừng khét đất Nam Mợ về mợ dục tôi xoay học Khuân sách trong hòm chúi mũi đọc Nhà nước sang năm mở khoá thi Vác cây bút sắt ra cầy cục..

Kinh tế khủng hoảng phú

Thơ   •   28.10.2021
Ghê thay nạn kinh tế! Ghê thay nạn kinh tế! Nguyên bởi từ đâu? Hại sao đến thế! Trong vạn quốc, từ nhỏ đến to Khắp muôn dân, cả lớn lẫn bé Cũng băn khoăn vì tài chính lung lay Đều nhăn nhó bởi bán buôn tắc bế Làm ăn lủng củng, dưới con dân khôn nỗi x

Tự thuật

Thơ   •   28.10.2021
(Thất ngôn thập bát cú) Ở sở "Phi-Năng" có một thầy Người cao dong dỏng lại gầy gầy Mặc thường soàng sĩnh, ưa lành sạch Ăn chỉ thều thào, thích tịnh chay Tom chát quanh năm vài bốn bận Say sưa mỗi tháng một đôi ngày Tính vui trò ch

Mừng ông Hàn La và ông Cửu Bổng

Thơ   •   28.10.2021
Xin mừng ông Bổng với ông La Làm vẻ vang làng báo nát ta! Tuy chẳng phỡn phè no lộc nước Cũng là thấm thía chút ơn vua Hàn La giải chiếu thành La bổng Cửu Bổng tùng văn hoá Bổng la! Ăn cánh cân đai cùng bố tử Đủ vây giấy sắc lại bài ngà Công lênh chắ

Nhớ thời oanh liệt

Thơ   •   27.10.2021
(Lời than của một ông tham mới, Nhại bài con hổ “Nhớ rừng” của Thế Lữ) Ngậm một khối căm hờn trong buồng giấy, Ta ngáp dài trông ngày tháng dần qua. Khinh bọn phán già lẩm cẩm, ngẩn ngơ, Giương mục kỉnh riễu cái oai tham biện. So chiếc “lương

Tầu bay bảo hộ

Thơ   •   28.10.2021
Tầu bay bảo hộ rất oai hùng Phành phạch vang trời máy nổ bung! Báo động khôn hồn chuồn mất tích Coi yên làm phách lượn bay tung Nạt dân hống hách quen tàn sát Nghênh địch lơ mơ biếng vẫy vùng Nghệ Tĩnh, Cổ Am còn vết đó... Đông Dương nuôi hại đội phò

Mề đay

Thơ   •   28.10.2021
Ông phán cành cạch mươi năm nay Mà được bốn, năm chiếc mề đay Những khi tết nhất hoặc yến tiệc Ông đeo trước ngực hai dẫy đầy Cái bạc, cái vàng, đủ các hạng Này cái "Cao-mên", cái "Vạn Tượng" Này cái "Danh dự", cái &q

Bút sắt cưới bút lông

Thơ   •   28.10.2021
"Le mariage de la plume et du pinceau" Đầu đề bài diễn thuyết của văn sĩ Nguyễn Tiến Lãng diễn tại trường cao đẳng ngày 24-4-1936 Anh sắt mà cưới chị Lông Mối manh ai mách? Tơ hồng nào se? Khi xưa mới cưới nhau về Chồng yêu vồn vã, vợ e sượ

Văn tế bảo hộ

Thơ   •   28.10.2021
A ha! Bảo hộ! Bỗng nhiên trời hại! Suy thịnh lẽ thưởng, nào ai ái ngại? Đọc bài điếu này, dạ ta thiết tha, Ngươi có khôn thiêng chớ oán giận ta. Nhớ ngươi thuở trước, xâm chiếm Đông Dương, Mưu tinh chước quỷ, nham hiểm khôn lường. Trước thả cố đạo, s

Kiệu bay

Thơ   •   28.10.2021
Đám rước làng ta đã tới đền Vía bà động cỡn, tốc bay lên Các cô chân kiệu siêu lơ chạy Mấy mụ đồng quan lẽo đẽo rên Pháo đốt, nhang bay mù đảo địa Con công, cái bán lễ huyên thiên Thánh bà mới biết linh thiêng thật Gặp cái ô tô, kiệu đứng liền!

Quan phán

Thơ   •   28.10.2021
Rất sang quan phán đầu toà Ngất ngưởng xe nhà, chân bắt chéo khoeo Ắn chơi xa xỉ đến điều Đêm đêm nhà hát, chiều chiều cao lâu Ở nhà mặc cảnh túng, sầu Vợ, con, cha, mẹ cơm rau là thường Chầu rượu quan chi cực sang Tiền nuôi cha mẹ cưa gan từng đồng