Tác giả Xuân Quỳnh - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Xuân Quỳnh - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Nghệ danh: Xuân Quỳnh
Tên thật: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh (1942-1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, vốn là diễn viên múa từ năm 13 tuổi, có thơ đăng báo năm 19 tuổi, trở thành nhà thơ chuyên nghiệp sau khi qua lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ khoá đầu tiên của Hội Nhà Văn Việt Nam (1962-1964).
Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ hàng đầu của nửa cuối thế kỷ 20.
Tiểu sử tóm tắt
Trên website Hội Nhà văn Việt Nam, tiểu sử Xuân Quỳnh được vắn tắt như sau:
- Vào tháng 2/1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn Công Nhân Dân Trung Ương và đã ở đây bà đã được đào tạo thành một diễn viên múa. Trong sự nghiệp nghề Múa của mình, đã nhiều lần bà được đi biểu diễn ở nước ngoài và được dự đại hội thanh niên sinh viên thế giới vào năm 1962 tại Áo.
- Từ năm 1963 – 1964, Xuân Quỳnh bắt đầu tham gia vào sự nghiệp văn thơ của mình, bà được học tại trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ khóa 1 của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong bà về làm việc tại Báo Văn Nghệ và báo Phụ nữ Việt Nam.
- Năm 1967, bà được kết nạp và trở thành ủy viên Ban chấp hành của Hội nhà văn Việt Nam khóa III.
- Năm 1973, nhà thơ Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Trước đó, bà đã kết hôn lần đầu với một nhạc công của Đoàn văn công Nhân dân Trung ương và đã ly hôn.
- Từ năm 1978 cho đến khi qua đời, bà đã làm biên tập viên cho NXB Tác phẩm mới.
- Nhà thơ Xuân Quỳnh mất 29/08/1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại Hải Dương cùng với người chồng là Lưu Quang Vũ và con trai là Lưu Quỳnh Thơ khi đó mới 13 tuổi.
- Năm 2001, Xuân Quỳnh được nhà nước phong tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Năm 2017, Chủ tịch nước ký quyết định truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thơ Xuân Quỳnh với 2 tập thơ đó là Lời ru mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.
Phong cách thơ Xuân Quỳnh
Chủ đề thơ Xuân Quỳnh thường là những vấn đề nội tâm: kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình... Hiện thực xã hội, sự kiện đời sống hiện diện như một bối cảnh cho tâm trạng. Do vậy thơ Xuân Quỳnh hướng nội, mang tâm trạng cá nhân nhưng không là thứ tháp ngà xa rời đời sống. Thơ chị là đời sống đích thực, đời sống của chị trong những năm đất nước còn chia cắt, còn chiến tranh, còn nghèo, còn gian khổ, là những lo toan con cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ, người phụ nữ làm thơ thường ngược xuôi trên mọi ngả đường bom đạn.
Xuân Quỳnh không làm ra thơ, không chế tạo câu chữ mà chị viết như kể lại những gì chị đã sống, đã trải. Nét riêng của Xuân Quỳnh so với thế hệ nhà thơ hiện đại cùng thời chính là ở khía cạnh nội tâm đó. Thơ chị là thơ mang tâm trạng.
Thời ấy nhiều bài thơ thiên về phản ánh sự kiện, cốt để được việc cho đời, còn tâm trạng tác giả thường là tâm trạng chung của xã hội, vui buồn tác giả hoà trong vui buồn chung của công dân. Tâm trạng thơ Xuân Quỳnh là tâm trạng nảy sinh từ đời sống của chính chị, từ hoàn cảnh của riêng chị.
Như "Viết trên đường 20" là bài thơ chiến tranh nhưng lại mang nỗi lòng trăn trở xao xác của một người đang yêu. Có bài bề bộn chi tiết hiện thực như một ký sự. Những năm ấy, đúng là ký sự về đời sống Hà Nội những năm chống Mỹ, nhưng nó không thành ký mà vẫn là thơ do nỗi lòng riêng của tác giả đã tạo nên một mạch trữ tình xâu chuỗi các chi tiết rời rạc của ngày thường lại, tổ chức nó thành kết cấu của bài thơ.
Xuân Quỳnh có tài toả lên các chi tiết ngẫu nhiên quan sát được từ đời sống một từ trường cảm xúc của nội tâm mình, biến các chi tiết đời trở nên thơ, có sức gợi, sức ám ảnh kỳ lạ (Trời trở rét, Không đề, Gió Lào cát trắng, Mùa hoa doi, Hoa cỏ may...)
Thơ Xuân Quỳnh giàu tình cảm, tình cảm sâu và tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau tình cảm ấy lại là tư tưởng có tính khái quát, triết lý (Cơn mưa không phải của mình, Đồi đá ong và cây bạch đàn, Chuyện cổ tích về loài người, Những người mẹ không có lỗi...) Đấy là những triết lý nảy sinh từ đời sống, nó có tính thực tiễn, giúp ích thật sự cho người đọc nhận thức và xử lý việc đời, không phải thứ triết lý tư biện, viễn vọng mà chẳng dùng được vào việc gì.
Đề tài, đối với Xuân Quỳnh, không phải là quan trọng. Điều chị quan tâm là chủ đề. Thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng có tứ, chị dùng tứ để bộc lộ chủ đề. Đây là một đóng góp đáng quý của Xuân Quỳnh vì giai đoạn ấy thơ chúng ta rất lỏng về tứ.
Xuân Quỳnh có năng khiếu quan sát. Chị quan sát bằng tất cả giác quan và phong phú trong liên tưởng. Chi tiết vốn quen thuộc trong lời thơ Xuân Quỳnh bỗng trở nên mới lạ, tạo ý vị cho câu thơ: như tiếng mưa trên lá cọ: “Mưa trên cọ bàng hoàng rồi vụt tạnh” ; hay một màu cỏ mùa xuân:
“Cỏ bờ đê rất lạ
Xanh như là chiêm bao”.
Thầy Chu Văn Sơn đã từng nhận xét về thi sĩ Xuân Quỳnh: “Xuân Quỳnh sinh ra để viết thơ tình. Với người phụ nữ ấy thơ ca và tình yêu có lẽ là lý do để tồn tại. Bởi thế mà đọc bài thơ nào của Xuân Quỳnh ta cũng thấy năng lượng tích cực của tình yêu. Xuân Quỳnh yêu mãnh liệt “dữ dội – ồn ào” (Sóng), thậm chí là chủ động để yêu “Em yêu anh, yêu anh như điên” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác), đôi khi còn thề thốt “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát). Dẫu viết thế là phi lý nhưng cũng khiến người ta phải tin vì nó được viết bởi một trái tim yêu chân thành”.
Theo Wikipedia,Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).
Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
Ngày 30 tháng 3 năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký Quyết định số 602 chính thức truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thơ Xuân Quỳnh với hai tập thơ là Lời ru trên mặt đất và Bầu trời trong quả trứng.
Trong bài “Nghĩ về Xuân Quỳnh – Con người và nhà thơ” nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân viết: “Hai chục năm nay, thơ Xuân Quỳnh đã đi vào lòng người đọc, trở thành tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi cay đắng ở đời, tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu, dung dị, chứa đựng sự sống đương thời mà cũng in dấu nếp nghĩ nếp cảm của tâm hồn người Việt Nam từ xa xưa".
Chân dung Xuân Quỳnh trong thơ 'Chân dung nhà văn' của Xuân Sách
Mải hái hoa dọc chiến hào
Bỏ quên chòi biếc lúc nào không hay
Thói quen cũng lạ lùng thay
Trồng cây táo lại mọc cây bạch đàn
(Nguồn: Bách khoa Thư viện)
Các tác phẩm của nhà thơ Xuân Quỳnh
Thơ:
- Tơ tằm - chồi biếc (thơ in chung, NXB Văn học, 1963)
- Hoa dọc chiến hào (NXB Văn học, 1968)
- Gió Lào cát trắng (NXB Văn học, 1974)
- Lời ru trên mặt đất (NXB Tác phẩm mới, 1978)
- Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 1982)
- Sân ga chiều em đi (NXB Văn học, 1984)
- Tự hát (NXB Tác phẩm mới, 1984)
- Hoa cỏ may (thơ, 1989, Giải thưởng văn học 1990 của Hội Nhà văn)
- Truyện Lưu, Nguyễn (truyện thơ, NXB Kim Đồng, 1983)
- Thơ viết tặng anh (NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1988)
Các tác phẩm viết cho thiếu nhi
- Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981)
- Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982),
- 32 thơ + 16 vănTruyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985)
- Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984)
- Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986)
- Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)
- Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)
Các bài thơ được phổ nhạc
- Sóng (nhóm sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) trong năm 4/2017)
- Thơ tình cuối mùa thu (Phan Huỳnh Điểu)
- Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc 12 câu cuối trong những năm 80)
- Mẹ của anh (Trịnh Vĩnh Thành)
Xuân Quỳnh,Nhà thơ Xuân Quỳnh,Thơ Xuân Quỳnh
Lời từ giã của Trung đoàn Thủ đô
Mùa xuân mừng con thêm một tuổi
Chuyện con đường sau những năm chống Mỹ