Xuân Sách: Cuộc đời, phong cách sáng tác và tác phẩm của Xuân Sách

  •   Thứ hai, 01/11/2021, 18:47 PM

Xuân Sách: Cuộc đời, phong cách sáng tác và tác phẩm của Xuân Sách

Nghệ danh: Xuân Sách

Tên thật: Ngô Xuân Sách

Tiểu sử Nhà thơ Xuân Sách

Xuân Sách (4 tháng 7 năm 1932 – 2 tháng 6 năm 2008) tên thật là Ngô Xuân Sách, ngoài ra ông còn bút danh Lê Hoài Đăng,

Xuân Sách sinh ra tại xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Nơi ở trước khi ông qua đời là thành phố Vũng Tàu, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Quá trình hoạt động của Xuân Sách

- Năm 1960 – 1980: Biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Năm 1981 – 1984: Phó giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội.

- Năm 1985 – 1995: Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Đêm 2 tháng 6 năm 2008, ông qua đời tại bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), sau hai tháng nằm viện do chứng tai biến mạch máu não.

Ngày 6 tháng 6 năm 2008, linh cữu nhà văn Xuân Sách được đưa về an táng tại quê nhà Thanh Hóa, theo nguyện vọng sinh thời của ông.

Thành tựu của Xuân Sách

Xuân Sách đạt thành tựu trong cả văn xuôi và thơ trữ tình nhưng nổi tiếng nhất với tập thơ Chân dung nhà văn. Đó là 99 ký họa nhà văn (cùng một bài tự họa), lột tả thần thái của nhiều trong số tác giả quan trọng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Nhà văn Hoàng Lại Giang (khi đó là trưởng chi nhánh Nhà xuất bản Văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh và là người tham gia xuất bản tập thơ "Chân dung nhà văn"), kể lại:

In xong (Chân dung nhà văn) thì phản ứng của nhà văn rất lớn, và đấy là điều tôi không ngờ đến...Những nhà văn lớn có bản lĩnh, họ chịu đựng nổi, im lặng. Nhưng những nhà văn tầm tầm, lồng lộn, rất gay gắt yêu cầu Bộ Văn hóa kiểm điểm và thu hồi...

Nhà thơ Thanh Thảo kể lại:

Tập thơ (Chân dung nhà văn) được hâm mộ tới mức ngay trong thời bao cấp khó khăn mà người ta đã truyền tay nhau những bản phô-tô để vừa đọc vừa...tủm tỉm, hay vỗ đùi đen đét trước những "nét vẽ" tài hoa... Đúng Xuân Sách là người rất hóm, rất sắc sảo. Nhưng với riêng tôi, tôi lại nhớ về ông như một nhà thơ đàn anh đôn hậu, một biên tập viên thơ đầy trách nhiệm với những cây bút trẻ...

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét:

Tính tự trào của thơ Xuân Sách đặc biệt bộc lộ qua tập "Chân dung Nhà văn". Ông đã nắm bắt tính cách các nhà văn rất sắc sảo và tinh tế.

Còn tác giả Nguyễn Đông Nhật đã gọi ông là một nhân cách lớn và là lương tâm của một cộng đồng.

Ông được biết tới khi là tác giả phần lời các ca khúc nổi tiếng Đường chúng ta đi (dựa trên tứ thơ của Hoàng Trung Thông và Chế Lan Viên), Cùng anh tiến quân trên đường dài (nhạc Huy Du), đặc biệt nổi bật qua tập thơ Chân dung nhà văn và cũng chính tập thơ này đã trở thành bước ngoặt của cuộc đời ông.

Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch viết: "Các chân dung lần lượt xuống chiếu với nhiều cung bậc khác nhau. Có bài đùa một tí, có bài đùa dai, có bài xót xa đồng cảm, có bài nghẹn ngào uất ức, có bài mỗi lời là một vận vào khó nghe. Ra bài nào truyền tay bài đấy, truyền khẩu ở mọi nơi mọi lúc, ở giờ nghỉ các cuộc họp, ở quán nước vỉa hè, ở cửa hàng bia hơi bánh tôm Hồ Tây, ở quán thịt chó Hàng Lược… Và tất nhiên cũng được đặt lên bàn các cuộc họp của Ban Thường vụ Hội Nhà văn, cuộc họp Ban Tuyên huấn Trung ương và các cơ quan chức năng về văn hóa, văn nghệ, cơ quan bảo vệ văn hóa văn nghệ. Tôi cứ ngu ngơ như kẻ điếc không sợ súng, hay nói như nhà phê bình Vương Trí Nhàn: “ông Sách bị quỷ ám”. Cũng có lúc bị bầm dập, tôi thấy cô đơn trơ trọi, cũng có lúc ngộ ra cái khoái cảm tuyệt vời trong sự sáng tạo văn chương, tôi lặng lẽ đi tới. Biết đâu, Dại chốn văn chương ấy dại khôn!

Ba mươi năm sàng lọc được trăm bài, chín mươi chín bài xưng tụng các anh các chị đồng nghiệp, bài thứ một trăm tự vẽ mặt mình".

Tác phẩm

  • Cô giáo làng (truyện ngắn, 1962)
  • Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (truyện, 1964)
  • Mặt trời quê hương (tiểu thuyết, 1971)
  • Đêm ra trận (truyện ngắn, 1974)
  • Con suối mặt gương (thơ, 1974)
  • Phía núi bên kia (tiểu thuyết, 1977)
  • Nơi đi và đến (thơ, 1979)
  • Rừng bên sông (tiểu thuyết, 1984)
  • Đường xa (thơ, 1986)
  • Cuộc hôn nhân bị đánh tráo (tiểu thuyết, 1991)
  • Chân dung nhà văn (thơ, 1992)
  • Người ơi, người ở lại (truyện ngắn, 1995)
  • Cõi người (thơ, 1996)

icon Xuân Sách,Nhà văn Xuân Sách,Chân dung nhà văn

Tổng hợp

Tác phẩm tiêu biểu của Xuân Sách

Xuân Thiêm

Thơ   •   21.11.2021
Xuân Thiêm Thơ ông tang tính tang tình Cây đa bến nước mái đình vườn dâu Thân ông mấy lượt lấm đầu Miếng mồi danh lợi mắc câu vẫn thèm

Nguyễn xuân Sanh

Thơ   •   22.11.2021
Nguyễn xuân Sanh Xưa thơ anh viết không người hiểu “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà” Nay anh chưa viết người đã hiểu Sắp sáng thì nghe có tiếng gà

Xuân Thuỷ

Thơ   •   21.11.2021
Xuân Thuỷ Xoắn mãi dây tình thơ bật ra Paris thì thích hơn ở nhà Đông y ắt hẳn hơn tây dược Xe tải không bằng xe Volga Trên đời kim cương là quí nhất Thứ đến tình thương dân nghèo ta Em chớ cho anh già lẩm cẩm Còn hơn thằng trẻ lượn Honda

Đào Hồng Cẩm

Thơ   •   21.11.2021
Đào Hồng Cẩm Bắt đầu từ lão nghị hụt Cầm dao giết một mạng người Chị Nhàn phải đi bước nữa Lấy đại đội trưởng của tôi Cuộc đời mấy phen nổi gió Phải đem tổ quốc thề bồi Lần này ông ra ứng cử Chắc là trúng nghị viên thôi

Anh Đức (Bùi Đức Ái)

Thơ   •   21.11.2021
Anh Đức (Bùi Đức Ái) Chị Tư Hậu đẻ ra anh Ví như hòn đất nặn thành đứa con Biển xa gió dập sóng dồn Đất tan thành đất chỉ còn giấc mơ

Nguyên Hồng

Thơ   •   01.11.2021
Bỉ vỏ một thời oanh liệt nhỉ

Xuân Thiều

Thơ   •   21.11.2021
Xuân Thiều Đôi vai thì gánh lập trường Đôi tay sờ soạng ven đường cuối thôn Nghe anh kể chuyện đầu nguồn Về nhà thấy mất cái hồn của em

Nguyễn Huy Thiệp

Thơ   •   22.11.2021
Nguyễn Huy Thiệp Không có vua thì làm sao có tướng Nên về hưu vẫn phải chết ở chiến trường Kiếm sắc chém bao nhiêu đầu giặc Để vàng tôi trong lửa chịu đau thương

(Chân dung nhà văn) Nguyễn Thành Long

Thơ   •   03.11.2021
(Chân dung nhà văn) Nguyễn Thành Long

Đào Vũ

Thơ   •   21.11.2021
Trời thí cho ông vụ lúa chiêm Ông xây sân gạch với xây thềm Con đường mòn ấy ông đi mãi Lưu lạc lâu ngày mất cả tên.

Nguyễn Minh Châu

Thơ   •   22.11.2021
Nguyễn Minh Châu Cửa sông cất tiếng chào đời Rồi ra đi những vùng trời khác nhau Dấu chân người lính in mau Qua miền cháy với cỏ lau bời bời Đọc lời ai điếu một thời Tan phiên chợ Giát hồn người về đâu?

Nguyễn Tuân

Thơ   •   01.11.2021
Vang bóng một thời đâu dễ quên

(Chân dung nhà văn) Xuân Diệu

Thơ   •   02.11.2021
Chân dung nhà văn: Xuân Diệu

(Chân dung nhà văn) Đỗ Chu

Thơ   •   03.11.2021
(Chân dung nhà văn) Đỗ Chu

Hoàng Văn Bổn

Thơ   •   21.11.2021
Hoàng Văn Bổn Có những lớp người đi vỡ đất Mùa mưa không trồng lúa trồng ngô Lại gieo hạt bông hường bông cúc Trên mảnh đất này hoa héo khô

(Chân dung nhà văn) Kim Lân

Thơ   •   02.11.2021
(Chân dung nhà văn) Kim Lân

Nguyễn Huy Tưởng

Thơ   •   22.11.2021
Nguyễn Huy Tưởng Anh chẳng còn sống mãi Với thủ đô luỹ hoa Để những người còn lại Bốn năm sau khóc oà

(Chân dung nhà văn) Phạm Tiến Duật

Thơ   •   03.11.2021
(Chân dung nhà văn) Phạm Tiến Duật

Chu Văn

Thơ   •   21.11.2021
Chu Văn Một con trâu bạc già nua Nhờ cơn bão biển thổi lùa lên mây Trâu ơi ta bảo trâu này Quay về đất mặn kéo cày cho xong

Nguyễn Thị Ngọc Tú

Thơ   •   21.11.2021
Nguyễn Thị Ngọc Tú Đất làng vừa một tấc Bao nhiêu người đến cày Thóc giống còn mấy hạt Đợi mùa sau sẽ hay

Nguyễn Khoa Điềm

Thơ   •   21.11.2021
Nguyễn Khoa Điềm Một mặt đường khát vọng Cuộc chiến tranh đi qua Rồi trở lại ngôi nhà Đốt lên ngọn lửa ấm Ngủ ngon a kai ơi Ngủ ngon a kai à...

(Chân dung nhà văn) Tú Mỡ

Thơ   •   02.11.2021
(Chân dung nhà văn) Tú Mỡ

Nam Cao

Thơ   •   21.11.2021
Nam Cao Em còn đôi mắt ngây thơ Sống mòn mà vẫn đợi chờ tương lai Thương cho thị Nở ngày nay Kiếm không đủ rượu làm say Chí Phèo!

Huy Cận

Thơ   •   01.11.2021
Các vị La hán chùa Tây phương

Nguyễn Đình Thi

Thơ   •   01.11.2021
Xung kích tràn lên nước vỡ bờ

Huy Thông

Thơ   •   22.11.2021
Huy Thông Nếu Trương Lương không thổi địch sông Ô Liệu Hạng Võ có lên ngôi hoàng đế? Nhưng buồn thay đã đánh mất Ngu Cơ Đời còn gì, và thơ cũng thế

Nguyễn Kiên

Thơ   •   21.11.2021
Nguyễn Kiên Anh Keng cưới vợ tháng mười Những đứa con lại ra đời tháng năm Trong làng kháo chuyện rì rầm Vụ mùa chưa gặt thóc đã nằm đầy kho

(Chân dung nhà văn) Chế Lan Viên

Thơ   •   02.11.2021
(Chân dung nhà văn) Chế Lan Viên

Ngô tất Tố

Thơ   •   21.11.2021
Ngô tất Tố Tài ba thằng mõ cỡ chuyên viên Chia xôi chia thịt lại chia tiền Việc làng việc nước là như vậy Lộn xộn cho nên phải tắt đèn

Thu Bồn

Thơ   •   22.11.2021
Thu Bồn Chim chơ rao cất cánh ngang trời Tình như chớp trắng nháy liên hồi Đám mây cánh vạc tan thành nước Mà đất ba dan vẫn khát hoài

Bằng Việt

Thơ   •   22.11.2021
Bằng Việt Nhen lên một bếp lửa Mong soi gương mặt người Bỗng cơn giông nổi dậy Mây che một khung trời Đất sau mưa hỡi đất Màu mỡ trôi về đâu Còn trơ chiếc guốc võng Trăng mài mòn canh thâu

Nguyên Ngọc

Thơ   •   21.11.2021
Nguyên Ngọc Mấy lần đất nước đứng lên Đứng lâu cũng mỏi cho nên phải nằm Hại thay một mạch nước ngầm Cuốn trôi Đất Quảng lẫn rừng Xà Nu.

Nguyễn Khải

Thơ   •   21.11.2021
Nguyễn Khải Cha và con... và họ hàng và... Hết bay mùa thóc lẫn mùa lạc Cho nên chiến sĩ thiếu lương ăn Họ sống chiến đấu càng khó khăn Tháng ba ở Tây Nguyên đỏ lửa Tháng tư lại đi xa hơn nữa Đường đi ra đảo đường trong mây Những người trở về mấy ai hay Xung đột mỗi ngày thêm gay gắt Muốn làm cách mạng nhưng lại dát!

Võ Huy Tâm

Thơ   •   22.11.2021
Võ Huy Tâm Đem than từ vùng mỏ Về bán tận thủ đô Bị đập chiếc cán búa Hoá ra thằng ngẩn ngơ

(Chân dung nhà văn) Vũ Tú Nam

Thơ   •   02.11.2021
(Chân dung nhà văn) Vũ Tú Nam

(Chân dung nhà văn) Xuân Quỳnh

Thơ   •   03.11.2021
(Chân dung nhà văn) Xuân Quỳnh

Nguyễn Công Hoan

Thơ   •   01.11.2021
Bác Kép Tư Bền rõ đến vui

Giang Nam

Thơ   •   22.11.2021
Giang Nam “Xưa tôi yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi” Nay tôi yêu quê hương vì có ô che nắng Có ghế ngồi viết những điệu thơ vui

Hoàng Trung Thông

Thơ   •   21.11.2021
Hoàng Trung Thông Đường chúng ta đi trong gió lửa Còn mơ chi tới những cánh buồm Từ thuở tóc xanh đi vỡ đất Đến bạc đầu sỏi đá chửa thành cơm.

(Chân dung nhà văn) Hữu Mai

Thơ   •   02.11.2021
(Chân dung nhà văn) Hữu Mai

Bùi Hiển

Thơ   •   22.11.2021
Bùi Hiển Sinh ra trong gió cát Đất Nghệ An khô cằn Bao nhiêu năm nằm vạ Trước cửa hội nhà văn

Hồ Phương

Thơ   •   01.11.2021
Trên biển lớn mênh mông sóng nước. Ngó trông về xóm mới khuất xa

(Chân dung nhà văn) Nguyễn Thi

Thơ   •   02.11.2021
(Chân dung nhà văn) Nguyễn Thi

Phù Thăng

Thơ   •   21.11.2021
Phù Thăng Chuyện kể cho người mẹ nghe Biển lửa bốc cháy bốn bề tan hoang Đứa con nuôi của trung đoàn Phá vây xong lại chết mòn trong vây

Nguyễn Văn Bổng

Thơ   •   21.11.2021
Nguyễn Văn Bổng Nhọc nhằn theo bước con trâu Hỡi người áo trắng nông sâu đã từng Mỗi bước đi một bước dừng Mà sao vẫn lạc giữa rừng U Minh.

Thâm Tâm

Thơ   •   22.11.2021
Thâm Tâm Người đi, ừ nhỉ người đi thật Đi thật nhưng người lại trở về Nhẹ như hạt bụi, như hơi rượu Mà đắm hồn người trong tái tê

Vũ Trọng Phụng

Thơ   •   21.11.2021
Vũ Trọng Phụng Đã đi qua một thời giông tố Qua một thời cơm thầy cơm cô Còn để lại những thằng Xuân tóc đỏ Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ

Vũ Cao

Thơ   •   21.11.2021
Vũ Cao Sớm nay nhấp một chén trà Bâng khuâng tự hỏi đâu là núi đôi Những người cùng làng với tôi Muốn sang đèo trúc muộn rồi, đừng sang

Tố Hữu

Thơ   •   25.11.2021
Tố Hữu Ta đi tới đỉnh cao muôn trượng Mắt trông về tám hướng phía trời xa Chân dép lốp bay vào vũ trụ Khi trở về ta lại là ta Từ ấy tim tôi ngừng tiếng hát Trông về Việc Bắc tít mù mây Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt Máu ở chiến trường hoa ở đây

Bùi huy Phồn (Đồ Phồn)

Thơ   •   21.11.2021
Phất rồi ông mới ăn khao Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời

Tô Hoài

Thơ   •   01.11.2021
Dế mèn lưu lạc mười năm

Quang Dũng

Thơ   •   21.11.2021
Quang Dũng “Sông Mã xa rồi tây tiến ơi...” Về làm xiếc khỉ với đời thôi Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm Sống tạm cho qua một kiếp người. “Áo sờn thay chiếu anh về đất” Mây đầu ô trắng, Ba Vì xanh Gửi hồn theo mộng về tây tiến Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Nguyễn Thế Phương

Thơ   •   21.11.2021
Nguyễn Thế Phương Đi bước nữa rồi đi bước nữa Phấn son mưa nắng đã tàn phai Cái kiếp đào chèo là vậy đó Đêm tàn bạn cũ chẳng còn ai

(Chân dung nhà văn) Bùi Huy Phồn

Thơ   •   02.11.2021
(Chân dung nhà văn) Bùi Huy Phồn

(Chân dung nhà văn) Tế Hanh

Thơ   •   02.11.2021
(Chân dung nhà văn) Tế Hanh

Nguyễn Quang Sáng

Thơ   •   21.11.2021
Nguyễn Quang Sáng Ông năm Hạng trở về đất lửa Với chiếc lược ngà vượt Trường Sơn Bỗng mùa gió chướng vừa nổi dậy Ông biến thành thằng nộm hình rơm

Phan Tứ

Thơ   •   22.11.2021
Phan Tứ Biên kia biên giới anh sang Trước giờ nổ súng về làng làm chi Mẫn và tôi tính chi li Gia đình má Bảy lấy gì nuôi anh

Nguyễn Trọng Oánh

Thơ   •   22.11.2021
Nguyễn Trọng Oánh Một chút hương thơm trải bốn mùa Mười năm lăn lóc chốn rừng già Quay về hứng chịu cơn mưa móc Đất trắng mưa rồi đất lại khô

Chính Hữu

Thơ   •   21.11.2021
Chính Hữu Tấm áo hào hoa bạc gió mưa Anh thành đồng chí tự bao giờ Trăng còn một mảnh treo đầu súng Cái ghế quan trường giết chết thơ.

Nguyễn Thị Như Trang

Thơ   •   21.11.2021
Nguyễn Thị Như Trang Nhá nhem khoảng sáng trong rừng Để cho cuộc thế xoay vần hơn thua Xác xơ màu tím hoa mua Lửa chân sóng báo mây mưa suốt ngày

(Chân dung nhà văn) Hoài Thanh

Thơ   •   02.11.2021
(Chân dung nhà văn) Hoài Thanh

Phùng Quán

Thơ   •   22.11.2021
Phùng Quán Hồn đã vượt Côn đảo Thân xác còn trong lao Bởi nghe lời mẹ dăn Nên suốt đời lao đao

Vũ Thị Thường

Thơ   •   21.11.2021
Vũ Thị Thường Từ trong hom giỏ chui ra Đã toan gánh vác sơn hà chị ơi Định đem cái lạt buộc người Khổ thân ông lão vịt trời phải chăn

Nông Quốc Chấn

Thơ   •   22.11.2021
Nông Quốc Chấn Tưởng anh dọn về làng xưa Ngờ đâu về tận thủ đô nhận nhà Sướng cái bụng lắm lắm à Đêm là đèo gió, ngày là Hồ Tây

Thế Lữ

Thơ   •   22.11.2021
Thế Lữ Với tiếng sáo thiên thai dìu dặt Mở ra dòng thơ mới cho đời Bỏ rừng già về vườn bách thú Con hổ buồn lặng lẽ trút tàn hơi

(Chân dung nhà văn) Nguyễn Bính

Thơ   •   03.11.2021
(Chân dung nhà văn) Nguyễn Bính

Anh Thơ

Thơ   •   21.11.2021
Anh Thơ Ấy bức tranh quê đẹp một thời Má hồng đến quá nửa pha phôi Bên sông vải chín mùa tu hú Khắc khoải kêu chi suốt một đời

Lưu trọng Lư

Thơ   •   21.11.2021
Lưu trọng Lư Em không nghe mùa thu Mùa thu chỉ có lá Em không nghe rừng thu Rừng mưa to gió cả Em thích nghe mùa xuân Con nai vàng ngơ ngác Nó ca bài cải lương

Mai Ngữ

Thơ   •   21.11.2021
Mai Ngữ Tưởng chuyện như đùa hoá ra thật Biết ông sòng phẳng tự bao giờ Cái con thò lò quay sáu mặt Vồ hụt mấy lần ông vẫn trơ