Khuyên học trò phải chăm học
Trước cửa Khổng cung tường chín chắn. 695. Bước lên đường vào cửa ung dung, Trăm quan, tôn miếu, lạ lùng, Học hành cho biết thỉ chung tỏ tường. Bẩm phi thường khác hơn mọi vật, Ắt làm người thời chẳng hư sinh. 700. Phú cho tai mắt thông minh, Tính tì
Nội dung bài thơ: Khuyên học trò phải chăm học
Trước cửa Khổng cung tường chín chắn.
695. Bước lên đường vào cửa ung dung,
Trăm quan, tôn miếu, lạ lùng,
Học hành cho biết thỉ chung tỏ tường.
Bẩm phi thường khác hơn mọi vật,
Ắt làm người thời chẳng hư sinh.
700. Phú cho tai mắt thông minh,
Tính tình gồm đủ kiếp sinh vẹn tuyền.
Bực thánh hiền ấy không dám ví,
Song làm người có chí thì nên,
Khai tâm từ thủa thiếu niên,
705. Hiếu kinh tiểu học trước liền cho thông.
Đọc cho đến Trung dung, Đại học,
Tứ thư rồi lại đọc ngũ Kinh,
Thi, Thư, Dịch, Lễ, đều tinh,
Xuân thu nghĩa cả cho minh nghiệp nhà.
710. Xem cho đến Bách gia, Chư tử,
Bảy mươi pho sử đều thông,
Sớm khuya ở chốn văn phòng,
Bút nghiên, giấy mực bạn cùng chân tay.
Bài kinh nghĩa cùng bài văn sách,
715. Tinh phú, thơ, mọi vẻ văn chương.
Một đèn, một sách, một giường,
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Học trò giữ chính tâm làm trước,
Với tu, tề, bình, trị đều yên,
720. Cương thường giữ hiếu làm nên,
Từ đoan, ngũ giáo cho tuyền công sinh.
Bề đạo đức, gia đình phải giảng,
Phủ thiên quân quang đãng tinh vi.
Lý cho cách vật, trí tri,
725. Trong thì dưỡng đức, ngoài thì tu thân.
Nghiệp tứ dân nhất rằng chữ sĩ,
Nghề nông, thương, công cổ khôn sơ,
Đạo thầy thứ nhất là Nho,
Toán, y, lý, số dám so sánh bài.
730. Khắp triều đình trong ngoài lớn nhỏ,
Những là người áo mũ đai cân,
Đời nào cũng chuộng nghề văn,
Mưu mô giẹp loạn, kinh luân mở nền
Pho kinh sử làu chuyên nghề học,
735. Chốn thư đường từng đọc hôm mai,
Quan sang chẳng có riêng ai,
Đạo trời nào phụ những người độc thư.
Kìa trước hết văn nho sĩ tử,
Dẫu khó khăn kinh sử càng chuyên,
740. Làm nên trọng chức cao quyền,
Trong ngoài ai chẳng ngợi khen bậc hiền.
Nhặt lấy cỏ bồ biên mà đọc,
Người Ôn Thư chí học mới cao.
Chàng Hoằng không sách biết sao.
745. Mượn kinh mà học viết vào mảnh tre.
Dùi đâm vế kẻo khi buồn ngủ,
Ngươi Tô Tần chí thú đọc kinh,
Tóc treo giường ấy, Tôn sinh,
Để cho dễ thức học hành canh khuya.
750. Thủa dầu hết đèn hoe bóng tuyết,
Chàng Tôn Khang chịu rét đêm đông,
Nọ ngươi Trác Dận dầu không,
Túi bao đom đóm bạn cùng thư trai.
Vai gánh củi học thời luôn miệng,
755. Chu Mãi Thần nên tiếng danh nho,
Lý sinh chẳng quản công phu,
Chăn trâu treo sách một pho trên sừng.
Ấy những người trước từng khó nhọc,
Sau làm nên tước lộc quan sang,
760. Làm trai chí khí hiên ngang,
Chớ rằng nguy khổ trễ tràng làm chi!
Oanh bé nhỏ tuổi thì lên tám,
Việc đọc thơ sớm đủ tinh thông
Lão Tuyền tuổi cả gia công,
765. Hai mươi bảy tuổi dốc lòng nghề nho.
Đường Lưu Án tuổi vừa lên bảy,
Đỗ Thần đồng tiếng dậy gần xa.
Ông Lương đã đến tuổi già,
Tám mươi hai tuổi đỗ khoa đại đình
770. Đường vân trình dù sau dù trước,
Chữ công danh ai khác chi ai,
Hễ người có chí có tài,
Gió rung mặc gió khôn rời khôn lay.
Chẳng sợ kẻ lắm thầy nhiều tớ,
775. Thấy ta nghèo ra sự rẻ khinh,
Thư trung lắm kẻ hiển vinh,
Dập dìu hầu hạ, linh đình ngựa xe.
Chẳng sợ kẻ lắm tiền, nhiều lúa,
Nghĩ mình rằng có của thì hơn,
780. Thư trung Kim ngọc vô vàn,
Đầy khè chung đỉnh, chứa chan bạc vàng.
Chẳng sợ lắm kẻ thê nhiều thiếp,
Đả hẳn rằng tốt đẹp hơn ai ?
Thư trung có gái tuyệt vời,
785. Những người mặt ngọc là người vẻ vang.
Chẳng sợ kẻ tòa ngang dãy giọc,
Khinh nhau rằng hàn ốc thê lương.
Thư trung tuấn vũ điêu tường.
Lầu hồng gác phượng cột giường liền mây
790. Ai có chí đêm ngày luyện tập,
Theo người xưa cho kịp mới nên.
Học cho hy thánh hy hiền,
Việc gì thông biết chẳng phiền lụy ai.
Chốn lâm tẩu, hoài tài bảo đức,
795. Khắp bốn phương đồn nức thời danh,
Chiếu nêu cao giá ngọc lành,
Xe loan có thủa cung doanh có ngày.
Bài thơ Khuyên học trò phải chăm học của tác giả Nhà thơ Nguyễn Trãi, được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.
Nhà thơ Nguyễn Trãi
Nghệ danh: Nguyễn Trãi
Tên thật: Nguyễn Trãi
Xem thêm: Tiểu sử Tác giả Nguyễn Trãi - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác