Tác giả Vũ Hoàng Chương - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Vũ Hoàng Chương - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Nghệ danh: Vũ Hoàng Chương
Tên thật: Vũ Hoàng Chương
Tiểu sử của nhà thơ Vũ Hoàng Chương
Vũ Hoàng Chương sinh ngày 5 tháng 5 năm 1916 tại Nam Định. Chánh quán của ông ở làng Phù Ủng, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ ông theo học Albert Sarrault ở Hà Nội, đỗ tú tài năm 1937. Năm 1938 ông vào trường Luật nhưng chỉ được một năm thì lại bỏ đi làm Phó kiểm soát Sở hoả xa Đông Dương. Năm 1941 ông bỏ Sở hoả xa đi học toán tại Hà Nội, rồi bỏ dở để đi dậy ở Hải Phòng. Trong suốt thời gian này, ông không ngừng viết thơ, viết kịch. Năm 1954, Vũ Hoàng Chương vào Sài Gòn, tiếp tục sáng tác không ngừng cho đến khi ông mất vào tháng 10 năm 1975.
Thơ ông hoài cổ, giàu chất nhạc, với nhiều sắc nét Đông Phương dù ông lớn lên giữa cao trào Thơ Mới. Thơ của ông được đánh giá là “tiếng thở dài của phương Đông trầm mặc”.
Cuộc đời của Vũ Hoàng Chương
Chuyện đời Vũ Hoàng Chương cũng khá ly kỳ. Chả thế mà trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân đã từng viết: “Ý giả như Vũ Hoàng Chương định nối nghiệp những thi hào tựa của Đông Á: Lái nghiệp say. Người say đủ thứ: Say rượu, say ca, say tình đong đưa. Người lại còn hơn cổ nhân những thứ say mới nhập cảng: Say thuốc phiện, say nhảy đầm. Bấy nhiêu cái say sưa đều nuôi bằng một say sưa to hơn mọi say sưa khác: Say thơ…”. Mấy câu thơ có chữ “say” mà tôi nhớ của Vũ Hoàng Chương là ở bài “Say đi em” mà Hoài Thanh - Hoài Chân đưa vào tập “Thi nhân Việt Nam” cùng “Quên”, “Phương xa”, “Nghe hát”.
(...)
Năm 1937, ông đỗ tú tài Tây và theo học Khoa Luật Đại học Hà Nội. Hai năm sau, ông thôi học, làm phó thanh tra Sở Hỏa xa Đông Dương. Có lúc ông đã làm trưởng ga Bắc Ninh. Cũng thời ấy, ông bắt đầu có thơ in trên các báo và gây được sự chú ý. Năm 1940, tập thơ “Say” được ấn hành. Ông tâm sự với Bàng Bá Lân - người bạn thơ thân thiết đến cuối đời - rằng: “Thơ tôi làm khá nhiều nhưng chưa có ý định in. Tại Lưu Trọng Lư nợ tôi ít tiền, không trả được, đành gán cho tôi số giấy mà ông ấy trữ để in thơ. Thế là bỗng dưng tôi có giấy lại sẵn thơ.(...)
Năm 1941, ông lại thôi làm Hỏa xa để vào trường đại học, học toán. Năm 1942 là năm Vũ Hoàng Chương có nhiều kỷ niệm với bạn văn chương, lúc ấy ông đã thôi học toán xuống Hải Phòng dạy tư. Dịp rằm tháng bảy, ông cùng nhà thơ Đỗ Huy Nhiệm, Lê Trọng Quỹ và Thế Lữ cùng lên nghe Quan họ ở Kinh Bắc. Chuyến say sưa ấy, Vũ Hoàng Chương đã ghi lại bằng một bài thơ trong đó có đoạn:
“…Hành trình thế đó rượu lang thang
Cạnh nách sẵn hai thằng bạn Kiết
Tôi và ông Quỹ gắng bước theo
Say cứ bừa say, miễn đừng chết...”.
Từ Cách mạng tháng Tám, Vũ Hoàng Chương vẫn gắn bó với kịch thơ và cùng Đoàn Văn Cừ ra tập “Thơ lửa” ở khu 3 khi dạy học ở Thái Bình. Trong hoạt động kịch thơ ở Hà Nội từ trước và sau Cách mạng tháng Tám, Vũ Hoàng Chương với Hoàng Cầm đã để lại giai thoại về cuộc tình tay ba với bà Tuyết Khanh (sau này là vợ Hoàng Cầm). Khi Tuyết Khanh cùng Hoàng Cầm hoạt động văn nghệ ở khu 10, ở khu 3, Vũ Hoàng Chương đã thốt lên thơ qua bài “Nhớ cố nhân”:
“Khanh của Hoàng ơi! Lửa bốn phương
khói lên ngùn ngụt chén tha hương…”.
Khi Tuyết Khanh rời bỏ kháng chiến, ôm con về nuôi ở Hải Phòng, thì Vũ Hoàng Chương cũng hồi cư về Hà Nội. Mỗi khi Hà Nội diễn kịch thơ Vũ Hoàng Chương, Tuyết Khanh cũng đi lên xem. Họ vẫn coi nhau như cố nhân cả khi Tuyết Khanh và Vũ Hoàng Chương cùng di cư vào Sài Gòn.
Ở Sài Gòn từ năm 1954 đến 30.4.1975, Vũ Hoàng Chương vẫn được coi là một trong những bậc trưởng thượng về thơ. Khi phong trào Phật giáo lên cao với sự kiện tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức, Vũ Hoàng Chương đã xúc động viết bài thơ “Lửa” khá dài. Đó cũng là cách chuộc lỗi, bởi ông đã từng viết tụng ca Ngô Đình Diệm, từng hô hào “Bắc tiến”... Để động viên bà con Phật giáo đấu tranh, Vũ Hoàng Chương đã nhờ con trai người bạn thơ Lam Giang nghe và học thuộc lòng bài thơ, rồi mang đi đọc lại cho những người lãnh đạo phong trào chép lại, phổ biến.
Theo laodong.vn
Nhận xét
"...Ý giả Vũ Hoàng Chương định nối cái nghiệp những thi hào-xưa của Đông Á: cái nghiệp say. Người say đủ thứ: say rượu, say đàn, say ca, say tình đong đưa. Người lại còn "hơn" cổ nhân những thứ say mới nhập-cảng: say thuốc phiện, say nhảy đầm. Bấy nhiêu say sưa đều nuôi bằng một say sưa to hơn mọi say sưa khác: say thơ.... cái say sưa của Vũ Hoàng Chương là một thứ say sưa có chừng mực, say sưa mà không hẳn là trụy lạc, mặc dầu từ say sưa đến trụy lạc đường chẳng dài chi. Nhưng trụy lạc hay say sưa đều mang theo một niềm ngao ngán. Niềm ngao ngán ấy ta vốn đã gặp trong thơ xưa. Duy ở đây có cái vị chua chát, hằn học, và bi đát riêng... (Hoài Thanh - Hoài Chân, "Thi nhân Việt Nam")
Tác phẩm tiêu biểu
- Thơ say (1940)
- Mây (1943)
- Tâm sự kẻ sang Tần (1961)
- Lửa từ bi (1963)
- Ta đợi em từ ba mươi năm (1970)
- Chúng ta mất hết chỉ còn nhau (1973)
- Trương Chi (kịch thơ, 1944)
Vũ Hoàng Chương,Thơ Vũ Hoàng Chuo,Tác giả Vũ Hoàng Chương
Cảm đề “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du bài 2