Tác giả Đồng Đức Bốn - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác

Thơ   •   Thứ sáu, 22/10/2021, 17:59 PM

Tác giả Đồng Đức Bốn - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác

Nghệ danh: Đồng Đức Bốn

Tên thật: Đồng Đức Bốn

Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Đồng Đức Bốn

Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30/3/1948 - 14/2/2006) được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng. Năm 1966, ông gia nhập lực lượng Thanh niên xung phong. Sau đó, ông làm thợ cơ khí (bậc 6 trên 7) tại Xí nghiệp Cơ giới của Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng (Hải Phòng), Xí nghiệp Cơ khí 20-7 rồi Công ty Xuất nhập khẩu gia cầm Hải Phòng. Ông được làm đại diện cho công ty này tại Hà Nội và bắt đầu sáng tác thơ vào cuối những năm 1980, rồi trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Đồng Đức Bốn mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An hồng, huyện An Hải, Thành phố Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.

Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Thơ lục bát của ông với cách ngắt nhịp, dùng từ và rất giàu hình ảnh với tứ thơ sâu sắc đã chinh phục được bạn đọc.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.

Phong cách sáng tác

Nhà thơ Đồng Đức Bốn nổi danh với lục bát. Rất nhiều câu thơ của ông đã tách ra khỏi thi phẩm để có một đời sống gần như độc lập.

Lục bát Đồng Đức Bốn, cứ hai câu một, đã găm thẳng vào trí nhớ người đọc. Và ông có rất nhiều cặp hai câu xuất sắc như thế:

"Đừng buông giọt mắt xuống sông

Anh về dẫu chỉ đò không cũng chìm";

"Cánh hoa sắc một lưỡi dao

Vì yêu tôi cứ cầm vào như không";

"Cầm lòng bán cái vàng đi

Để mua những thứ nhiều khi không vàng";

"Tôi thường đi trên lưỡi dao

Tay cầm cơn bão mang vào cho em."

Có hai mảng đề tài lớn trong thơ Đồng Đức Bốn, đó là đề tài tình yêu và nông thôn.

Lục bát về thôn quê của Đồng Đức Bốn có nhiều chất liệu quen thuộc mà những tác giả đi trước viết về nông thôn đã từng dùng như: chợ chiều, trâu bò, đê, hoa dong riềng, bồ kết, giếng đình, trúc xinh…nhưng cũng có những chất liệu thật độc đáo chưa từng ai sử dụng, chẳng hạn quần bò, mũ cối:

"Nhà quê có mấy trai tơ

Quần bò mũ cối giả vờ sang chơi"

(Nhà quê)

Nhưng Đồng Đức Bốn không chỉ có lục bát về nông thôn. Ông còn có nhiều bài, nhiều câu lục bát rất hay về phố phường, thành thị. Một loạt cái tên phố, tên đường, tên địa danh thuộc Hà Nội đã đi vào thơ ông như: Hồ Tây, phố Huế, Bà Triệu, Chương Dương, Thụy Khuê, Tây Hồ, Ngọc Hà, Quán Thánh, ngõ Cấm Chỉ, ngõ Tạm Thương… Và trong rất nhiều những cái tên vừa kể ra ấy đã vụt thành những câu thơ ấn tượng, có khi như một xuất thần, là một nỗi bơ vơ lãng du ngơ ngẩn của chàng thi sĩ lãng tử:

"Bụi bay trắng dốc Ngọc Hà

Có ai thương bụi như là tôi không"

(Nhớ Thụy Khuê),

"Xong rồi chẳng biết đi đâu

Xích lô Bà Triệu ra cầu Chương Dương"

(Đi Xích lô đường Bà Triệu)

Có một bài lục bát xuất sắc của Đồng Đức Bốn chưa kịp đưa vào hợp tuyển ngàn trang Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc. Đó là bài Mẹ ơi, cũng là bài thơ cuối cùng của đời thơ Đồng Đức Bốn:

“Bây giờ con chẳng có gì

Cúi đầu lạy mẹ con đi về trời

Chỉ xin mẹ một tiếng cười

Và câu hát thuở mẹ ngồi ru con

Chỉ mong trái đất vẫn tròn

Biết đâu mẹ lại gặp con có ngày”

Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã có một nhận xét tinh tế về Đồng Đức Bốn, đó là “một hồn thơ lãng đãng phiêu du, như tiếng chim gù vọng lại của một mù sương không rõ ngày tháng năm nào”. Lục bát của Đồng Đức Bốn, như bài Mẹ ơi vừa dẫn, là dòng nước ngọt ngào ân tình chỉ cần đọc một lần đã thấm mãi vào hồn ta…

Nhiều người đã chọn lục bát, nhưng để được lục bát chọn thì không nhiều. Và Đồng Đức Bốn là một trong số ít những người được lục bát chọn, làm thơ như một bản năng trời cho.

Nhà thơ Bùi Kim Anh nói về Đồng Đức Bốn

"Đồng Đức Bốn - Đa đoan lục bát gọi nhau"

(Báo Tổ Quốc) - "Đột nhiên nhắc đến Đồng Đức Bốn, tôi cơ hồ như có một hạt bụi rơi vào mắt mình, cái cay xè cũng nhạt nhòa, mà cái xót xa cũng nhạt nhòa.

Cái dáng khệnh khạng của Đồng Đức Bốn đã bước qua cõi thơ và ngả bóng thật buồn lên ký ức bè bạn. Cái lưng to bè của Đồng Đức Bốn đã khuất dần cõi người và để lại những câu thơ lục bát gập ghềnh nỗi đa đoan. Tôi kết giao và tri âm với Đồng Đức Bốn từ CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA của anh. Mỗi lần Bốn lên Hà Nội để gặp gỡ mọi người thường rẽ qua nhà tôi chơi, hoặc gọi điện thoại từ đâu đó rủ đi uống café, uống bia. Cùng với Bốn còn có anh Xuân Cường là họa sĩ và nhà thơ.

Ba anh em chúng tôi gặp nhau khi nhà tôi, khi nhà anh Xuân Cường, khi hàng quán. Chẳng mấy ai biết đến tình bạn của anh Xuân Cường và tôi với Đồng Đức Bốn. Khi đó Bốn lặng lẽ hơn, thơ Bốn chưa được biết đến nhiều lắm. Khi đó Bốn chưa có nhiều tiền. Anh Xuân Cường thường rủ Bốn ăn cơm ở nhà. Tôi đưa cho Bốn chiếc xe đạp mifa của mình để Bốn đi đến các tòa soạn, đến với giới văn chương. Khi đó gia đình Bốn gặp nạn. Tôi và anh Xuân Cường và một số bạn bè khác đã bên Bốn chia sẻ và các giúp đỡ những gì có thể.

Sau này Bốn viết nhiều lên, Bốn nổi tiếng nhiều lên, Bốn cũng khá giả lên về kinh tế. Những lần lên Hà Nội của Bốn nhiều lên và cũng đôi lần nhớ đến thì gọi tôi lại một quán nào đó cùng với người nào đó. Bốn đã khác - ồn ào, hay văng tục, đeo đồng hồ, nhẫn vàng to tướng, dùng 2, 3 điện thoại đắt tiền. Người ta bàn luận quanh những vật ngoài thân ấy.

Nhưng tôi đã lùi ra xa hơn. Lùi ra và để đọc thơ Bốn trong tĩnh lặng.

Viết về Đồng Đức Bốn khi anh không còn trên thế gian nữa, tôi ngồi đọc rất nhiều bài liên quan đến Đồng Đức Bốn. Những lời khen thơ của anh khá bay bổng. Những lời nhận xét lối sống của anh khá sôi nổi. Với tôi và cả các con tôi thì vẫn là yêu thích thơ lục bát của Đồng Đức Bốn. Thế thôi. Nhưng những gì tôi cảm nhận được đọng lại trong tôi. Thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay.

Có một bài viết của ai đó khi viết về thơ anh có nhắc tới ý này. Thơ lục bát của anh hay, nhiều câu hay nên có lẽ chẳng cần tìm câu dễ dãi. Anh nhận mình là kẻ mượn bút của Trời. Có người cho rằng anh kiêu ngạo. Có người nói là trời cho anh những câu thơ hay. Sao Trời lại chọn Đồng Đức Bốn nhỉ?

Tôi yêu thơ lục bát và từ hồi sinh viên đã chọn ca dao làm đề tài viết luận văn tốt nghiệp. Nhưng tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Rất hư ảo trong tâm hồn tôi là hình ảnh làng quê. Rất thiếu trong lục bát của tôi hương sắc đồng quê.

Anh cho tôi hình ảnh:

Chăn trâu đốt lửa trên đồng

Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều

Mải mê đuổi một con diều

Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.

4 câu thơ là 4 hình ảnh với 4 cách diễn tả khác nhau. Một kể sự việc. Một nhận xét. Một hình ảnh động. Một hình ảnh tĩnh mà có chuyển động. Không có từ tả âm thanh, sắc màu, nhưng vẫn như có lửa cháy, có gió mang mùi rơm rạ, mùi khoai nướng, có chiều đang dần tàn. Và có một người trong cả 4 câu thơ- người và tâm trạng. Hình ảnh ấy ta thấy bao lần trên cánh đồng mà sao vẫn bâng khuâng.

Tôi gặp trong thơ anh những hình ảnh làng quê qua cách diễn tả rất riêng của anh, rất bất ngờ với tôi chim ngói đi thả bùa mê khắp đồng.

Rồi:

câu thơ nấp ở sân đình

nhuộm trăng trăng sáng nhuộm tình tình đau

nhuộm buồn những hạt mưa mau

thành sao nở trắng vườn cau trước nhà

rồi:

đất nâu tường đã cũ càng

tiếng chim trong bụi tre làng cứ non.

Tiếng kêu mẹ khi đê vỡ trong thơ anh, nỗi lo lắng khi đê vỡ trong thơ anh khiến ta nghĩ đến những làng quê ngập trắng trong lũ lụt mới ngày nào:

Ôi mẹ ơi đê vỡ rồi

Đồng ta trắng xóa cả trời nước trong…

Ôi mẹ ơi đê vỡ rồi

Mộ cha liệu có lên trời được không?

Tôi thích những câu thơ tình của anh. Nó thô mộc như con người anh. Nó mạnh mẽ và thoáng liều lĩnh, thoáng ngang tàng giống anh. Nó được thổ lộ tha thiết mà độc đáo trong cách diễn tả, trong cách vận dụng hình ảnh, ngôn từ cuộc sống quanh anh. Nó bất ngờ với người đọc. Hình như tôi chưa yêu như vậy trong thơ, hay tôi chưa bao giờ bộc lộ được như vậy trong thơ. Cũng có thể vì tôi là phụ nữ chăng. 

Sông Thương ngày không em có nhiều câu làm nao nao lòng người con gái. Rồi Đừng buông giọt mắt xuống sông/ anh về dẫu chỉ đò không cũng chìm. Cứ mỗi lần qua sông, cứ mỗi khi chia ly, lại thấy giọt mắt sao nặng nề, xa xót thế, lại lẩm nhẩm trong đầu câu thơ của Bốn.

Rồi cái hôm em ở với chồng… cùng với xa một ngày bằng triệu mùa đông/ em bỏ chồng về ở với tôi không lại làm bâng khuâng, chạnh lòng bao cảnh tình ngang trái. Bao nhiêu bạn đọc thích bài thơ Trở về với mẹ ta thôi. Cắt ngang trong mạch tình cảm ấy là những câu thơ về tình mẹ với con, về tình con với mẹ, là thân phận con người, là chiêm nghiệm cuộc đời… Đọc mà buồn mà đau ngậm ngùi.

Và rồi một trong những bài thơ cuối của anh để lại cho mẹ, cho đời cúi đầu lạy mẹ con đi về trời… Cho đến lúc này đây, Đồng Đức Bốn đã đi về trời mà câu thơ vẫn như nghẹn lại.

Tôi đọc và ngẫm những câu thơ Bốn suy ngẫm về đời, về thân phận - đọc trong tâm trạng của người cũng trải qua bao nỗi đời, tâm trạng của người làm thơ cũng nặng lòng suy tư. Nào Chín xu đổi lấy một hào để đắng cay thì ngậm xót chua thì cầm. Nào Vào chùa để được một lá bùa và ăn mày nhét túi lại đi ăn mày.

Nhiều câu thơ khác, với những cách diễn tả khác nhưng ý tứ xa xôi mà cũng có liên tưởng gần gũi:

Còng lưng gánh chịu gió mưa

Nát chân tìm cái chửa chưa có gì

Cầm vàng bán cái vàng đi

Để mua những cái nhiều khi không vàng

Sống gần tới phút chia tay

Tỉnh ra mới thấy đời này rỗng không.

Chợ buồn, Đời tôi, Con sáo sang sông, Đường đi, Em là lục bát của tôi… và trong nhiều bài thơ khác, đều chứa những câu đau đáu về phận làm người.

Đấy là một lời an ủi quen dùng và sự thật trong đời:

Bảo rằng khổ trước sướng sau

Mà trăm năm vẫn thấy nhau bọt bèo

Đấy là bao nhiêu nỗi đau mà tưởng kêu lên, khóc đi thì vợi:

Bao nhiêu là giọt mắt rơi

Làm mưa chứ chẳng làm trời nổi giông

Đã đành nói như Đồng Đức Bốn "Mỗi người có một cõi riêng" mà đọc lục bát của anh cứ ngẫm ngợi và day dứt. Lời anh buông ra, thơ anh buông ra dù lời yêu hay lời chua xót cũng tự nhiên, giống như con người anh, nhiều khi tiếp xúc cũng thấy nó tự nhiên như vậy. Anh chẳng làm duyên trong thơ mà lục bát của anh thật có duyên.

Tôi học anh cái không cần bằng bằng xuôi xuôi đúng luật trong thơ - cuộc sống, cuộc đời có phải lúc nào cũng đúng luật đâu. Tôi học anh cách vận dụng hình ảnh, từ ngữ rất thực mà độc đáo, bất ngờ. Nhưng làm sao học được cái tự nhiên, đôi khi đến thật thà mà câu lục bát của Đồng Đức Bốn lại làm ta ngã lòng đến thế.

Bốn nói đến trâu bò thất thểu long đong, tả chiều thành tro, thương mẹ áo nâu vẫn bạc bên nắng chờ, nói tửng từng tưng- sư ra cho một lá bùa rồi đi, nói đến tha thiết- thương em từ bấy đến giờ/ Bàn tay vẫn héo như cờ chịu tang… nghe tiếng quốc kêu - tôi nghe nẫu cả những chiều/ Câu thơ ngã xuống đổ xiêu mái chùa… nghe tiếng chuông chùa tiếng đục tiếng trong/ Thảo nào cát bụi long đong thân cò.

Có người nói Đồng Đức Bốn được những câu thơ Trời cho, còn cả bài thì… 600 bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn cứ từ từ đọc để được những câu lục bát cho mình. Rất có thể thơ anh vang lên trong lòng mỗi người chúng ta khi bất chợt đối diện sự xao xác nhân duyên hoặc khi vô cớ loay hoay sự trắc ẩn ân tình!

Tôi có 3 bài thơ tặng Bốn. Tôi chưa bao giờ đọc và chỉ cho Bốn thấy. In trong các tập dù viết tặng ai, tôi cũng không bao giờ đề tặng nên cũng chẳng ai nhận biết.

Mấy câu này tôi viết khi bắt đầu đọc thơ Đồng Đức Bốn:

đọc câu lục bát của người

tôi đi tìm lại mảnh đời bỏ quên

nửa câu thơ để bên thềm

nửa đời yêu để tình duyên nhạt nhèo

nỗi nhớ quên chẳng mang theo

niềm vui buồn tự cánh bèo nhẹ trôi

bâng khuâng tôi lại tìm tôi

giữa câu lục bát nhịp rơi lỡ làng.

Tôi đến nhà Bốn 3 lần, chẳng có lần nào là theo lời mời của Bốn, trong dịp vui nào của Bốn. Trách Bốn ư? Chưa bao giờ trách Bốn. Vả lại những gì mà Bốn thích - ồn ào, khoa trương - không thuộc tính cách tôi. Tôi là bạn nữ và Bốn cũng thường dành cho tôi sự gặp gỡ ít ỏi, yên lặng ấy.

Lần 1, ở nhà cũ, khi con Bốn hoạn nạn. Lần 2 khi Bốn ốm. Lần 3 đến viếng Bốn. Có 2 lần đi nhờ xe anh Bằng Việt và cùng với anh Bằng Việt và chị Phan Thị Thanh Nhàn. Tôi đến khách sạn Hoa Hồng thăm khi Bốn đang trị bệnh. Lần nào cũng buồn. Buồn không nói được. Buồn về làm thơ viếng bạn.

Để lại nhiều ấn tượng nhất trong tôi là lần thứ 2 về thăm Bốn ốm. Đập vào mắt tôi, lạnh trong tôi là 2 câu thơ gắn vào đá trước nhà. Đập vào mắt tôi là sự lộn xộn dến bừa bãi của những chai rượu, tượng Phật, tượng các cô gái khỏa thân, là những đồ đẹp mà Bốn mua và được tặng. Sao ông lại để như vậy? Vì Bốn ốm hay vì nhiều đồ quá mà không kịp sắp xếp không rõ nữa. Bốn cười mà không trả lời.

Tôi chỉ tự cảm thấy không an lòng, cảm những gì đang đến rất gần cho bạn nên cũng lại không nói nữa. Bốn vẫn nhớ thăm gia đình tôi, nhớ những gì gia đình tôi dành cho Bốn, thăm con gái tôi cũng bị bệnh hiểm nghèo như Bốn và trước Bốn. Hai chú cháu mình cùng chiến đấu. Bốn đã động viên cháu và chính mình như vậy. Hai chú cháu đều rất nghị lực. Bốn vẫn làm thơ. Con gái tôi vừa đi làm vừa chữa bệnh.

Con gái tôi vẫn chiến đấu, còn chú Bốn đã đi về trời.

Xin cho tôi được đọc bài thơ viếng Đồng Đức Bốn năm đó để thay cho lời kết:

Chuông nào đánh chẳng ngân nga

biết tìm đâu gió đâu mưa

biết tìm đâu cái ngày xưa bây giờ

phải là duyên nợ tình thơ

mà câu lục bát thẫn thờ cơn mê

mặc người nơi cánh đồng quê

mặc ta ngơ ngẩn chiều tê tái lòng

qua cầu lại thương dòng sông

khát con nước chỉ dám trông vào trời

vội chi tính bỏ cuộc chơi

để câu lục bát cho người sang trang

vội chi lỡ kiếp đa mang

câu thơ dở phố dở làng dở yêu

gánh gồng trong cuộc phiêu diêu

quẳng đi lăn lóc mọi điều buồn vui

dẫu tha thiết dẫu ngậm ngùi

tử sinh âu cũng mệnh trời số ta

chuông nào đánh chẳng ngân nga

phải chuông chùa tiếng mới nhòa khói mây".

(Nguồn đã dẫn).

Tác phẩm nổi bật

- Con ngựa trắng và rừng quả đắng (NXB Văn học, 1992)
- Chăn trâu đốt lửa (NXB Lao động, 1993)
- Trở về với mẹ ta thôi (NXB Hội nhà văn, 2000)
- Cuối cùng vẫn còn dòng sông (NXB Hội nhà văn, 2000)
- Chuông chùa kêu trong mưa (2002)
- Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (2006)

icon Thơ Đồng Đức Bốn,Nhà thơ Đồng Đức Bốn,Thơ lục bát,Đồng Đức Bốn

Tổng hợp

Tác phẩm tiêu biểu của Đồng Đức Bốn

Nguyện cầu

Thơ   •   27.10.2021
Vua ngồi chễm chệ trong ngai Còn ta ta đứng trên gai nguyện cầu Chuông kêu không vắt nổi sầu Hương thơm thành hạt mưa dầu dầu sa Vẫn còn ngòn ngọt tiếng gà Chưa chi tóc đã tà tà sương phơ

Rượu ngon uống một mình không cạn

Thơ   •   27.10.2021
Tôi với tôi Rượu ngon uống một mình không cạn Ở gần không có bạn Bạn xa lại chưa về Trên ánh trăng gập ghềnh trong khuya Tôi chờ hoa Quỳnh nở Hương thật không thì hãy mở Hương thơm đến đâu thì thôi?

Tưởng

Thơ   •   27.10.2021
Tưởng như thác đổ núi nhào Hoá ra lại chỉ mưa rào thế thôi Tưởng như nước chảy bèo trôi Hoá ra người lại bỏ tôi giữa dòng Vì nghèo nên phải long đong Vì thơ nên phải bận lòng lôi thôi Vì em nhấp nhổm đứng ngồi Tương tư một chút cho đời còn duyên Vì

Chiều

Thơ   •   27.10.2021
Chiều hẹn em không lại Nát cả mặt trăng gầy Rưng rừng những hàng cây Cơn mưa nào ập xuống Tôi như người cày ruộng Trên cánh đồng nhớ thương

Đêm sông Cầu

Thơ   •   27.10.2021
I Sao rơi cháy cả đôi bờ Mà anh thì cứ bơ vơ giữa trời Sông sâu nước cả em ơi Từ trong câu hát ai người biết cho Rút trăng buộc lại con đò Thu lời em hát chỉ cho riêng mình II Chưa về đò đã nhẹ sang Anh nghe tiếng sóng biết bàn tay em Bồi hồi những g

Đời tôi

Thơ   •   27.10.2021
I Tôi vừa lo được miếng cơm Thì mất tí lửa tí rơm gầy lò. Tôi vừa vượt bão mưa to Chân đã phải lội đi mò sông sâu. II Mải mê tính chuyện không đâu Qua song đã gẫy nhịp cầu chẳng lo. Bòn mãi được mấy sợi tơ Giăng ra bao kẻ đã vơ vào lòng. Bây giờ cò

Đi đò

Thơ   •   27.10.2021
Cầu gẫy mới phải đi đò Thế nên gặp gió thổi cho rét lòng. Con đò nửa mặt trăng cong Chênh vênh trên một dòng sông lở bồi. Mái chèo cứ nhẹ thế thôi Không là đứt ruột gan tôi bây giờ. Mái chèo trên sóng làm thơ Đỡ cho cánh vạc bơ vơ xuống dòng. Chốc nữ

Một mình

Thơ   •   27.10.2021
Một mình tôi đứng với tôi Bàn chân giẫm lụt cả trời heo may Một mình tôi đứng ỏ đây Hồn thơ thả đến chân mây cuối trời Nhưng em đã bỏ đi rồi Cái mênh mông ấy vừa rơi vừa chìm

Trong nhà thờ Đồng Giới

Thơ   •   27.10.2021
Tượng Chúa đi đâu hết Mà nhà thờ Đồng Giới vẫn còn đây Những tiếng chuông không chết Và lòng người chẳng gió heo may Tôi về đây Xin một lần được trông thấy Chúa Như trông vào ngọn lửa Trên biển đêm khi tàu sắp sửa chìm Và có thể trái tim Sẽ bị đóng đ

Chiều mưa trên phố Huế

Thơ   •   27.10.2021
Chiều trên phố Huế ra đi Mưa mùa đông cứ rù rì bên tôi Cây thì vẫn đứng thế thôi Hàng thì bán đứng bán ngồi chen nhau Người thì áo rách đã lâu Người thì xe cúp đua nhau từng hàng Tôi thì xe đạp lang thang Nhìn dọc đã chán nhìn ngang lại buồn Thơ loạ

Ở phố Bà Quẹo

Thơ   •   27.10.2021
Xuống xe ở Phú Thọ Hoà Tôi về Bà Quẹo tìm nhà của em Một mình đi với một đêm Một đêm đi với sấm rền trong mưa Áo tôi rách bởi gió lùa Tóc tôi ướt bởi người thưa phố rồi Đàn em từng tiếng chơi vơi Cứ sôi động mãi khi rơi xuống đường Không biết tiếng

Không đề

Thơ   •   27.10.2021
Buổi sáng Cái bóng phía trước Buổi chiều Cái bóng phía sau Buổi trưa Cái bóng trên đầu Tôi trắng Sao mặt trời lại làm cái bóng tôi đ

Thơ tình tôi viết cho Nga

Thơ   •   27.10.2021
Bên nhau sà sã suốt ngày Vừa đi nửa bước đã đầy nhớ thương Thế mà xa một ngày đường Trời long đất lở dễ thường cũng nên Thế mà nhớ, thế mà quên Thế mà thép cũng phải mềm trong thơ Thế mà nửa cứ bơ vơ Để thương không hết ngẩn ngơ cái buồ

Anh không về nữa đâu

Thơ   •   27.10.2021
I Cỏ xanh rờn mộ chí Đợi làm gì em nhỉ Anh không về nữa đâu Tháng bảy mưa ngâu Tháng mười rét đến Trời giăng đầy tơ nhện Cho lòng ai vấn vương Gần em chỉ thấy thương Xa em thì lại nhớ Suốt một đời dang dở Chẳng đêm nào ngủ yên II Anh không về nữa đâ

Vu vơ chùa Hương

Thơ   •   27.10.2021
I Chùa Hương nghi ngút hương bay Mà sao lá rụng bàn tay xuống thềm Có gì trong tiếng chuông êm Quả mơ cứ héo cả đêm lẫn ngày Chùa Hương nghi ngút hương bay Phật ngồi cũng héo cả ngày lẫn đêm II Bến Đục là bến Đục ơi Yêu nhau chớ để đò trôi ngập ngừng

Qua nhà người yêu cũ

Thơ   •   27.10.2021
Vẫn còn thấy bụi tầm xuân Áo em phơi để nhạt dần nắng trưa Vẫn còn thấy những sợi mưa Dệt thành trăng sáng bờ xưa ta ngồi Vẫn còn thấy vướng trên môi Tóc em một sợi rong chơi lạc vào Vẫn còn thấy ở ca dao Y nguyên hai múi bưởi đào em cho Vẫn còn tr

Con ngựa trắng và rừng quả đắng

Thơ   •   27.10.2021
Trước tôi Con ngựa trắng Sau tôi Em Rừng quả đắng Trong nắng Nhìn Tôi Con ngựa trắng Chở nắng Vào rừng

Ngắm em qua gai rừng

Thơ   •   27.10.2021
Chênh vênh Bờ vực thẳm Ngắm em Qua gai rừng

Ba ngày mưa

Thơ   •   27.10.2021
Sợi mưa tựa những dây đàn Tay ai gảy giữa muôn ngàn nhớ thương Sợi mưa tựa những con đường Mà tôi chi có một phương đi về Ba ngày mưa ướt dầm dề Buồn vui rồi lại tái tê vui buồn Giọt mưa có ở trên nguồn Hay là có tự nỗi buồn của tôi?

Ngõ quê

Thơ   •   27.10.2021
Ngõ như một đoạn dây diều Để tôi thắc thỏm lo chiều không cao Tiếng chim thành tiếng võng đào Ngẩn ngơ tôi mắc trên rào đợi em

Em bỏ chồng về ở với tôi không?

Thơ   •   27.10.2021
Xa một ngày bằng triệu mùa đông Em bỏ chồng về ở với tôi không? Nỗi nhớ em cồn cào như biển Nơi em ở tôi đi và tôi đến Cho tháng ngày em sống bớt cô đơn Con muỗm xanh trên sóng lúa rập rờn Mùi cỏ dại vẫn ven bờ nước đắng Tình của em như một tờ giấy

Hoa dong riềng

Thơ   •   27.10.2021
Thập thò trong bụi tre gai Hoa dong riềng của nhà ai nở hồng Nhà ai có gái chưa chồng Nhìn màu hoa để ngóng trông người về Nắng thì nắng tái nắng tê Rét thì rét đến đê mê lòng người Màu hoa đỏ một nụ cười Lặng im mà sóng luân hồi dâng cao Cánh hoa sắ

Sông Thương ngày không em

Thơ   •   27.10.2021
Không em ra ngõ kéo diều Nào ngờ được mảnh trăng chiều trên tay, Luồn kim vào nhớ để may Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm. Sông Thương như gỗ hoá trầm Mùi hương để vết tím bầm trên da. Sông thương từ buổi em xa Tay anh quờ xuống hoá ra bị chàm. Em đ

Nhà thờ

Thơ   •   27.10.2021
Vào đây không để cầu kinh Chỉ thương chúa bị đóng đinh trên ngườ

Bây giờ em ở đâu

Thơ   •   27.10.2021
Nắng sấp ngửa trên đầu Lá chưa mùa đã rụng Rượu rót vào cốc thủng Bao giờ tôi mới say?

Ở đâu

Thơ   •   27.10.2021
I Ở đâu những giọt nước trong Mà không rơi tự mắt mong của người Ở đâu trời chẳng giống trời Mà người không biết đứng ngồi thương nhau Ở đâu như là ở đâu Cho tôi về lại miếng trầu mẹ têm Ở đâu đời như mũi tên Dẫu xuyên nát ngực vẫn êm êm tình II Chiề

Cái đêm em ở với chồng

Thơ   •   27.10.2021
I Cái đêm em ở với chồng Để ai hoá đá bên sông đợi đò Cái đêm hôm ấy gió mùa Tơ nhện giăng đến cổng chùa thì tan II Cái đêm lành lạnh gió mùa Em trong chăn ấm có đùa với ai Ngang trời tiếng vạc mảnh mai Chém trăng đã đứt thành hai mảnh rồi Mảnh nà

Hồ Tây

Thơ   •   27.10.2021
Hồ Tây nắng Hoa cúc vàng vào thu Nhấp nhô những ô dù Chỉ che cho ghế gỗ Tôi và em trên cỏ Chờ một cánh buồm

Chuông chùa Quán Sứ

Thơ   •   27.10.2021
Từ trong hương đại bay ra Chuông chùa Quán Sứ khi xa khi gần Từ trong những giọt mưa dầm Chuông chùa Quán Sứ khi gần khi xa Anh từ trong em bước ra Tiếng thương tiếng nhớ gấp ba chuông chùa Em từ anh ra lạ chưa Một ngày những có bốn mùa đổi thay Chẳ

Cây bồ kết lắm gai

Thơ   •   27.10.2021
Em như bồ kết lắm gai Mà hương vẫn để tóc ai gội đầu Lấy gai tôi bắc thành cầu Qua sông trót để rơi câu thơ buồ

Những câu thơ viết dở

Thơ   •   27.10.2021
Nghĩa trang Những ngôi mộ bay hàng như con quạ Trên trời Những con quạ xếp hàng như ngôi mộ Ở giữa Những câu thơ viết dở

Sang sông

Thơ   •   27.10.2021
Bây giờ sông hoá lưỡi cưa Để tôi đi sớm về trưa nát lòng Bây giờ em đã sang sông Để tim tôi búp sen hồng bỏ rơi Vớt buồn trên mặt sông trôi Bây giờ vẫn mình tôi giữa dòng

Đám cháy rừng

Thơ   •   27.10.2021
Ở kia có đám cháy rừng Lửa cao cao đến lưng chừng trời xanh Ở kia trong những tàn tranh Đám người cứ chạy vòng quanh tít mù Biển còn có mãi mùa thu Suối còn ở tận lời ru con người Kẻ đốt rừng đã đi rồi Ai thương thì đến với tôi lúc này Rừng đau càng

Mong

Thơ   •   27.10.2021
Mong lăm nhựa ứ thân cây Để xanh màu lá mặc đầy vết da

Con ơi

Thơ   •   27.10.2021
Nhà ta nắng dột vào trưa Con nằm chiếu rách để mưa trùng trình Mẹ đi gánh nước giếng đình Bỏ quên cái tình vào chiếc võng gai Bỏ quên vào những ban mai Chiếc cầu bắc bởi hai quai yếm đào Con đừng mơ đến trăng sao Chớ tin vào cái ngọt ngào người cho S

Đi qua cát trắng

Thơ   •   27.10.2021
I Cát trắng Mắt ai nhìn cũng nhức Cát trắng Thực Xương rồng Hoa II Cát trắng Gió Lào Xương rồng cao trước mặt Gai trong chiều III Đi qua cát trắng Em không đón tôi Con đường xưa cát lấp đi rồi Hàng cây xanh trước gió Con chim nhỏ Hót bâng quơ giữa tr

Ông già hát

Thơ   •   27.10.2021
Bàn tay gầy khô bong Ôm cây đàn nứt vỏ Ông ngồi hát giữa chợ Kẻ đứng xem thì cười Người đi qua lại khóc Em buồn như thế không Trời ngả sang mùa đông Cây vườn trút lá Giọng ông già thong thả Tiếng vui trong tiếng buồn Bao giờ đến bao giờ Ông già vẫ

Ở quán bán thịt chó về chiều

Thơ   •   27.10.2021
Thịt chó chỉ bán về chiều Chả thơm thơm cả xóm liều của tôi Khói thuốc là đường bên trời Rượu trong cất ở mắt người sang nhau Buồn thì nín để quên đau Sướng thì kêu để người sau chết dần Sướng thì không được một lần Đau thì chẳng phải đau ngần ấy đâ

Trước thung lũng tình yêu

Thơ   •   27.10.2021
Nhạc ngựa bồn chồn dôc vắng Thung lũng tình yêu sương mờ giăng Thức với Đà Lạt một đêm trăng Phấn không rơi vàng trên áo Trên áo rơi vàng ánh trăng Thung lũng tình yêu vẫn mờ sương giăng Nhạc ngựa bồn chồn dốc vắng Bến hồ im lặng Tôi và em phơ phất p

Một thời đã mặc áo vua

Thơ   •   27.10.2021
Một thời đã mặc áo vua Vẫn thường lấy cái dây dưa buộc mình Dọc ngang nát cả thiên đình Vẫn không chạm được cái tình của em Thôi đành bầu rượu nắm nem Nghiêng trời uống cạn để xem chiều tà Bây giờ vợ theo người ta Con giờ ở bãi tha ma một mình Làm v

Trở về với mẹ ta thôi [Mẹ tôi]

Thơ   •   27.10.2021
1. Cả đời ra bể vào ngòi Mẹ như cây lá giữa trời gió rung Cả đời buộc bụng thắt lưng Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng Đường đời còn rộng thênh thang Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương Bát cơm v

Chợ Thương

Thơ   •   27.10.2021
Cái tên nghe đã thương rồi Chợ Thương có tự một thời rất xa Trưa hè nắng gắt tôi qua Chữ thương làm nắng dịu ba bốn lần Tôi đi trong những tần ngần Gặp em mà chẳng thấy gần em đâu Thương ai mua mảnh giấy màu Gấp thuyền thả xuống sông Cầu nhẹ thôi Nế

Phố Nối mưa rào

Thơ   •   27.10.2021
Em ơi Phố Nối mưa rào Đường đi nước đã ngập cao mất rồi Một mình đứng giữa chơi vơi Em ơi Phố Nối mây trôi dạt bèo Một mình đứng giữa lá reo Em ơi Phố Nối trong veo gió đàn Ước gì mưa mãi chẳng tan Để cho sấm cứ râm ran khắp trời Để cho em nép vào tô

Sương mù và cô gái gù

Thơ   •   27.10.2021
Nửa đêm trời đặc sương mù Nửa đường có một gái gù lang thang Nửa trời như mới bỏ hoang Nửa tôi và nửa bẽ bàng theo em Nửa trời còn lại bóng đêm Nủa em như chiếc trăng lên muộn màng Trời mù sương không biết tan Dẫu em chẳng có dịu dàng cho tô

Về Nhổn tìm em

Thơ   •   27.10.2021
Tôi đi về Nhổn tìm em Tre xanh không gió lại mềm tre xanh Nhà em ở chỗ vòng quanh Sao tôi đi mãi không thành đường đi Sông Đáy chả như mọi khi Chiều đem gội tóc đen xì hoàng hôn Có người đứng đó gẩy rơm Tôi nghe trong gió mùi thơm chẳng cò

Hội Lim

Thơ   •   27.10.2021
Tôi về đây với Hội Lim Nghe câu xe chỉ luồn kim thuở nào Ai người đội nón quai thao Ngực che thêm dải yếm đào làm duyên Ở đây trên bến dưới thuyền Hoa thơm bướm lượn đến nghiêng mái chèo Người ơi để lá ngừng reo Bướm bay lên núi xuống đèo vẩn vơ Ngườ

Tượng

Thơ   •   27.10.2021
Tượng vàng Tượng đồng Dựng bên những dòng sông Và quảng trường Người ta đến hoa và hương Ngưỡng mộ Bây giờ phá vỡ Không biết mặt người hay mặt tượng nham nhở

Đường đi

Thơ   •   27.10.2021
I Đường đi to nhỏ đường dài Thẳm sâu xuống biển lai rai lên đèo. Có gì không để tôi theo Cả đời bạc tóc vẫn nghèo xác xơ. Có gì không để tôi chờ Đời người được mấy giấc mơ đã tàn. Bao nhiêu hy vọng cũng tan Mà sao vàng ở trong than vẫn ngời. Bao nh

Buổi sáng đường Lê Thánh Tông

Thơ   •   27.10.2021
Buổi sáng đường Lê Thánh Tông Hoa dâu da nở mênh mông khắp trời Buổi sáng em đi với tôi Tóc đen sao lắm hoa rơi thế này Muốn vuốt từng sợi tóc dày Nhưng sợ hoa héo nên tay lại dừng Trong mùi thơm đến vô cùng Em dâng sóng vỗ ngập ngừng bên tôi Đứng ca

Thơ viết gửi người tình khi tôi chết

Thơ   •   27.10.2021
I Tình yêu ở trên đầm lầy Thuỷ chung mới biết vơi đầy trong ai Suốt đời sống trên ngọn gai Chỉ khát khao chết xem ai thương mình II Chết rồi tôi vẫn làm người Để nhận những nỗi đau đời em cho Chỉ mong ngày ấy mưa to Bước chân em có ngại dò đường trơ

Thăm mộ Nguyễn Du

Thơ   •   27.10.2021
Bỗng dưng tôi gặp mùa thu trở về Dẫu lòng còn những tái tê Dẫu đời còn những đam mê chưa thành Mộ ông tôi thấy ở quanh Mà xa đến nỗi mong manh như là Mộ ông tôi thấy ở xa Mà gần đến nỗi như là trong tay Thương ông hoa cũng héo gầy Khói hương thành q

Chiều nay Hồ Tây có giông

Thơ   •   27.10.2021
Chiều nay Hồ Tây có giông Tôi ngồi trên sóng mà không thấy chìm

Chạy mưa không chạy qua rào

Thơ   •   27.10.2021
Chạy mưa không chạy qua rào Sao áo em bị gai cào rách tung Trời mưa cứ mưa ngập ngừng Sao áo em ướt nửa chừng ngẩn ngơ Áo đem phơi giữa trang thơ Không khô dẫu cả bốn mùa nắng lên Tia chớp như sợi chỉ mềm Tôi ngồi khâu áo trả đền cho em!

Ở phố bờ sông

Thơ   •   27.10.2021
Nhà em ở phố bờ sông Bao giờ sóng cũng bập bồng ru đưa Riêng còn có một hạt mưa Mắt ai khóc vẫn để thừa ra đây Để treo vào gió trong mây Để cài vào nắng trên cây đợi người Đợi người đâu hỡi người ơi Tôi đi cuối đất cùng trời mộng mơ

Phố đèo

Thơ   •   27.10.2021
Hai bên những núi cùng đồi Phố đèo ở giữa rối bời tiếng chim Tôi đứng về phía chuông chìm Thấy đền Phó Mã người xin về nhiều Trời xanh mây cũng đầy rêu Trên hoa áo các vương triều mủn ra

Tình tôi tình em

Thơ   •   27.10.2021
I Tình em không chiếc lá rơi Tình tôi lá đổ tơi bời chiều xa II Tình em lấy nắng dán diều Tình tôi thả gió cho chiều lên ca

Chơi thuyền trên sông Hương

Thơ   •   27.10.2021
Tình yêu trong lúc ngẩn ngơ Bỗng dưng vớ được câu thơ làm thuyền Bấy giờ vừa lúc trăng lên Thuyền tôi ở giữa bốn bên chuông chùa Bấy giờ sóng cứ ru đưa Làm thuyền tôi đắm sao chưa đắm thuyề