Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Nghệ danh: Lâm Thị Mỹ Dạ
Tên thật: Lâm Thị Mỹ Dạ
Giới thiệu chung về nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949 tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, cha là người gốc Hoa, mẹ người Huế. Cha bà là Lâm Thanh, từng tham gia Việt Minh và đến năm 1949 vào Sài Gòn sinh sống. Năm 1954, ông định đưa cả gia đình vào đây nhưng vợ ông, bà Lý Thị Đấu không thể mang Lâm Thị Mỹ Dạ đi theo được vì phải chăm sóc mẹ già và em gái. Mặc dù sau khi đất nước thống nhất ông đã được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có công với cách mạng trong thời gian sinh sống ở Sài Gòn nhưng trong suốt thời gian trước đó, ở quê ông bị cho là “theo địch vào Nam”.
Mẹ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng học tiểu học bằng tiếng Pháp, thời còn trẻ đã từng bán hàng cho các đồn lính Pháp nên khi cải cách ruộng đất bà bị quy là do “địch cài lại” và bị đấu tố. Cộng thêm với việc ông nội là đại địa chủ nên trong những năm tuổi thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ sống trong nghi kỵ, xa lánh của bạn bè, người quen. Mặc dù đã học xong cấp III nhưng bà không được học tiếp bậc cao hơn do vấn đề lý lịch.
Bà làm việc tại Ty Văn hoá (nay là Sở Văn hoá Thể thao) tỉnh Quảng Bình, năm 1978 đến 1983 học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó bà làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Sông Hương (của Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên – Huế), nơi chồng bà sau này, Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường - làm Tổng biên tập
Lâm Thị Mỹ Dạ là uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III, uỷ viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khoá V. Hiện bà đang sống tại thành phố Huế. Chồng bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường, cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn của Việt Nam.
Theo Wikipedia, cha bà Lâm Thị Mỹ Dạ là ông Lâm Thanh từng tham gia Việt Minh và đến năm 1949 vào Sài Gòn sinh sống. Năm 1954, ông Lâm Thanh định đưa cả gia đình vào Sài Gòn nhưng vợ ông, bà Lý Thị Đấu không thể mang Lâm Thị Mỹ Dạ đi theo được vì phải chăm sóc mẹ già và em gái. Mặc dù sau khi đất nước thống nhất ông đã được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có công với cách mạng trong thời gian sinh sống ở Sài Gòn, nhưng do hoạt động bí mật nên trong suốt thời gian trước đó, ở quê ông bị hiểu lầm là "theo địch vào Nam".
Mẹ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng học tiểu học bằng tiếng Pháp, thời còn trẻ đã từng bán hàng cho các đồn lính Pháp nên khi cải cách ruộng đất bà bị nghi là gián điệp do "địch cài lại". Do cha bị hiểu lầm là đầu hàng địch, cộng thêm với việc ông nội là đại địa chủ nên trong những năm tuổi thơ, Lâm Thị Mỹ Dạ bị bạn bè, người quen nghi kỵ, xa lánh. Mặc dù đã học xong cấp III nhưng bà không được học tiếp bậc cao hơn do vấn đề lý lịch.
Nhận xét về thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
Theo Ngô Minh, Báo Công an Đà Nẵng:
"Lâm Thị Mỹ Dạ là nữ nhà thơ của vùng đất Quảng Bình nhưng tài năng thơ của chị nổi tiếng khắp cả nước. Mỹ Dạ cùng học với chúng tôi ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình. Hồi đó, mới học lớp 9, chị đã có bài thơ "Nón chị" được tặng giải thưởng thơ của trường và giải thưởng thơ của Hội văn nghệ Quảng Bình. Học xong cấp 3 chị không được đi đại học vì lý lịch - hạn chế của một thời bao cấp. Hàng ngày chị ở nhà làm ruộng và bán hàng với mẹ ở xã Lộc Thủy, Lệ Thủy và... làm thơ.
Hồi đó nhà thơ Hải Bằng bán sách ở Công ty phát hành sách Quảng Bình. Một lần ông đưa sách lên Lệ Thủy bán, nghe người ta nói ở đây có cô bé Mỹ Dạ làm thơ hay lắm. Thế là ông đến nghe Dạ đọc thơ. Rồi ông về đề nghị nhà thơ Xuân Hoàng, lúc đó là Hội trưởng Hội Văn nghệ Quảng Bình để Lâm Thị Mỹ Dạ điều về làm văn thư, rồi biên tập ở tạp chí của Hội. Năm 1972, khi mới 23 tuổi, chị được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn Nghệ với 3 bài thơ Đường ở Thủ Đô, Khoảng trời hố bom và Chuyện cổ nước mình.
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ là thơ trực cảm, bất ngờ và đầy nữ tính. Khoảng trời hố bom là một trong những bài thơ hay nhất của thơ chống Mỹ, cứu nước. Những bài thơ Truyện cổ nước mình, Khoảng trời - hố bom của chị được giảng dạy trong chương trình tiếng Việt, văn học phổ thông.
Có lần tôi được nữ thi sĩ kể cho nghe chuyện đến với bài thơ Khoảng trời hố bom. Đó là năm 1968, Mỹ Dạ được đi thực tế cùng các văn nghệ sĩ Quảng Bình trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn. Hình ảnh cô gái thanh niên xung phong được đi phép về thăm quê. Nhưng về đến nhà thì ngôi nhà thân yêu của mình đã trở thành hố bom sâu hoắm. Thế là chị khoác ba lô quay trở lại đơn vị. Năm 1972, Lâm Thị Mỹ Dạ lại có dịp lên tuyến đường Trường Sơn tìm cô gái, nhưng không thấy nữa. Chỉ thấy những hố bom sâu hoắm. Thế là tứ thơ hình thành...
Nhà nghiên cứu Hồ Thế Hà viết trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 3/2017:
"Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ được bạn đọc yêu quý ngay từ những sáng tác đầu tay, lúc tuổi đời còn rất trẻ. Điều đó có liên quan đến cái mà người ta gọi là năng khiếu bẩm sinh.
Nhưng năng khiếu bẩm sinh sẽ chẳng là gì nếu nó không hiện lên thành hình hài câu chữ thi ca, nếu tâm hồn người thơ nguội lạnh thờ ơ với những tơ non hoa cỏ và những hệ lụy của hiện sinh cõi người. Lâm Thị Mỹ Dạ hiểu sâu sắc cái chân lý bình thường đó của thơ, của sự đam mê thơ.
...Mỹ Dạ quan sát cuộc sống thời chiến bằng con mắt ngỡ ngàng, độ lượng. Vì vậy thơ chị có sức hóa giải theo chiều hướng tích cực và nhân bản:
Đêm qua bom nổ trước thềm
Sáng ra, trời vẫn ngọt mềm tiếng chim
Nghe hương cây vội đi tìm
Hai chùm ổi chín lặng im cuối vườn".
Theo sách Hồi nhỏ, các nhà văn học văn như thế nào (NXB Trẻ, 2005), Lâm Thị Mỹ Dạ chia sẻ: "Có bạn hỏi tôi, bài hay nhất của chị là bài thơ nào? Tôi không thể trả lời được. Bởi vì thơ cũng như tình yêu, thật khó nói. Và những tứ thơ bao giờ cũng đòi hỏi ta dâng cho nó mối tình đầu tha thiết, trong sáng, day dứt, xao xuyến, trăn trở, nồng cháy".
Những tác phẩm đã xuất bản
- Trái tim sinh nở (thơ, 1974)
- Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983)
- Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984)
- Nai con và dòng suối (truyện thiếu nhi, 1987)
- Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi, 1987)
- Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989)
- Mẹ và con (thơ, 1994)
- Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)
- Hồn đầy hoa cúc dại (thơ, 2007)
Giải thưởng
- Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973
- Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam 1981-1983
Lâm Thị Mỹ Dạ,Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ,Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
Quả thông trong vườn Pasternak