Tác giả Nguyễn Bính - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác

Thơ   •   Thứ ba, 26/10/2021, 14:08 PM

Tác giả Nguyễn Bính - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác

Nghệ danh: Nguyễn Bính

Tên thật: Nguyễn Trọng Bính

Thông tin vắn tắt về nhà thơ Nguyễn Bính

Nguyễn Bính (1918-1966) - mồ côi mẹ từ nhỏ, tự học ở nhà, bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi, được giải khuyến khích thơ của nhóm Tự lực văn đoàn năm 1937 với tập thơ Tâm hồn tôi.

Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Cha Nguyễn Bính tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện, con gái một gia đình khá giả. Ông bà sinh được ba người con trai là Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường), Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính.

Theo thông tin đương thời, mẹ nhà thơ Nguyễn Bính là Miện bị rắn độc cắn rồi mất năm 1918, lúc đó bà mới 24 tuổi, để lại cho ông Bình ba đứa con thơ, khi đó Nguyễn Mạnh Phác mới sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ ba tuổi và Nguyễn Bính mới sinh được ba tháng. Hoàn cảnh đặc biệt của gia đình ông ứng với câu thơ Nguyễn Bính viết:

Còn tôi sống sót là may

Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ...

Mấy năm sau ông Bình cưới bà Phạm Thị Duyên làm vợ kế. Sau đó bà ông Bình và Duyên sinh được bốn người con, hai trai hai gái. Bà cả Giần là chị ruột của mẹ Nguyễn Bính, nhà bà lại giàu có, nên bà cùng ông Bùi Trình Khiêm là cậu ruột của Nguyễn Bính và là cha của nhà văn Bùi Hạnh Cẩn, đón ba anh em Nguyễn Bính về nuôi cho ăn học.

Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu Khiêm khen hay nên được cưng chiều, theo Wikipedia.

Ông tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, tập kết ra Bắc năm 1954, làm việc tại Hội Văn nghệ Việt Nam, Ty Văn hoá Thông tin Nam Hà. Năm 1958, Nguyễn Bính làm chủ bút báo Trăm hoa. Nhiều tài liệu ghi ông mất ngày 20 tháng 1 năm 1966 (tức ngày 29 Tết - không có ngày 30) tại Hà Nội.

Tuy nhiên nhà văn Vũ Bão cho biết ông qua đời tại nhà riêng của một người bạn tên là Đỗ Văn Hứa, hiệu Tân Thanh, tại thôn Mạc Hạ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Vợ và con nhà thơ Nguyễn Bính

Bà Nguyễn Lục Hà mất chiều 22/10/2017 tại nhà riêng ở TP HCM, hưởng thọ 97 tuổi. 

Chị Nguyễn Bính Hồng Cầu - con gái cố thi sĩ Nguyễn Bính và bà Lục Hà - cho biết bà qua đời vì suy tim.

Bà Nguyễn Lục Hà kết hôn với nhà thơ Nguyễn Bính năm 1950 ở Vĩnh Long. Hai người có con gái là nhà thơ Nguyễn Bính Hồng Cầu - nguyên Phó giám đốc Nhà xuất bản Văn nghệ TP HCM. Năm 1954, nhà thơ Nguyễn Bính ra miền Bắc tập kết. Trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, mẹ con bà Lục Hà đều không gặp được nhà thơ. Sau đó, ông có gia đình mới.

Năm 1966, nhà thơ Nguyễn Bính qua đời. Tuy nhiên, đến năm 1975, khi đất nước thống nhất, bà Lục Hà và con gái mới có dịp ra miền Bắc thăm mộ cố thi sĩ ở Vụ Bản, Nam Định. 

Bà Lục Hà sinh năm 1920, là con gái của một nhà yêu nước hoạt động trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Bà là nhà báo (bút danh Hồng Châu), chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật trong chiến khu Nam Bộ thời kháng chiến chống Mỹ.

Về thơ ca của Nguyễn Bính

Theo Wikipedia, bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ. Theo đó, năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn.

Nguyễn Bính trong 'Chân dung nhà văn' của Xuân Sách

Hai lần lỡ bước sang ngang

Thương con bướm đậu trên giàn mồng tơi

Trăm hoa thân rã cành rời

Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ.

(Nguồn: Thư Viện Bách Khoa - Xuân Sách).

Họa sĩ Nguyệt Hồ nhớ lại: Tôi quen Nguyễn Bính từ khi anh chưa có tiếng tăm gì, ngày ngày ôm tập thơ đến làm quen với các tòa soạn báo. Tôi thích thơ anh và đã giới thiệu anh với Lê Tràng Kiều, chủ bút Tiểu thuyết Thứ Năm, đã đăng bài "Cô hái mơ", bài thơ đầu tiên của anh đăng báo. Tôi khuyên anh gửi thơ dự thi, và anh đã chiếm giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn... Chúng tôi thân nhau từ đó, khoảng 1936-1940, quãng đầu đời thơ của anh,...

Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình. Cũng trong năm này Trúc Đường chuyển ra Hà Nội ở và đang viết truyện dài Nhan sắc, Nguyễn Bính tỏ ý muốn đi Huế tìm đề tài sáng tác. Trúc Đường tán thành nhưng không có tiền, ông đã cho Nguyễn Bính chiếc máy ảnh và về quê bán dãy thềm đá xanh (vật báu duy nhất của gia đình) đưa tất cả số tiền cho Nguyễn Bính.

Vào Huế, Nguyễn Bính gửi thơ ra cho Trúc Đường đọc trước, rồi đăng báo sau. Cuối năm 1941, đầu năm 1942, Trúc Đường nhận được nhiều bài thơ của Nguyễn Bính trong đó có: Xuân tha hương và Oan nghiệt. Sau đó Nguyễn Bính lại trở về Hà Nội, rồi lại đi vào Sài Gòn.

Lần chia tay cuối cùng với Trúc Đường là vào năm 1943, đến năm 1945 tin tức thưa dần. Năm 1946 thì mất liên lạc hẳn. Trong thời gian này Nguyễn Bính đã gặp nhà thơ Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây,...

Cũng trong thời gian này Nguyễn Văn Thinh (Thủ tướng Chính phủ Nam Kỳ tự trị) có treo giải: Ai đưa được nhà thơ Nguyễn Bính "dinh tê" (vào thành) theo Chính phủ ("Nam Kỳ tự trị") sẽ được thưởng 1000 đồng Đông Dương! Nếu nhà thơ tự vào thành cũng được hưởng như thế (1000 đồng Đông Dương hồi đó là cả một cơ nghiệp). Nhiều thi sĩ là bạn Nguyễn Bính viết thư "thuyết khách" mời ông vào. Hồi đó ông đang lang thang ở Rạch Giá, ngày thì ăn ở nhờ một người bạn, đêm ra đình ngủ, ông chỉ có cái bao cói để chui vào cho khỏi muỗi, nên có nhiều người tưởng ông vào thành với Chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ.

Ấy vậy mà trong một bài thơ của mình ông đã viết hai câu khẳng định:

... Mình không bỏ Sở sang Tề

Mình không là kẻ lỗi thề thì thôi.

Nhiều người ở Nam Bộ hồi đó biết chuyện gọi Nguyễn Bính là có chí khí của một sĩ phu yêu nước. Năm 1947, Nguyễn Bính đi theo Việt Minh, việc này được Bảo Định Giang nhớ lại: Tôi không nhớ rõ cuối 1947 hay đầu năm 1948, khoảng 3 giờ chiều, em bé giúp việc cho tôi chạy vào nơi tôi làm việc bảo: "Có một người xưng là Nguyễn Bính đến đây muốn gặp chú"... Trên thực tế, Nguyễn Bính đã gia nhập đội ngũ Vệ quốc đoàn từ 3 giờ chiều hôm đó vì Bộ Tư lệnh là tướng Trần Văn Trà và tướng Nguyễn Văn Vịnh đã chấp nhận yêu cầu của tôi ngay ngày hôm sau. Chẳng những chấp nhận mà các đồng chí còn dặn tôi: "Đối đãi đàng hoàng, chăm sóc chu đáo tác giả Lỡ bước sang ngang".

Có nhiều công trình nghiên cứu về phong cách sáng tác, chất liệu ngôn từ điêu luyện cũng như tài hoa trong thơ của Nguyễn Bính. Ví dụ, Giáo sư Lê Đình Kỵ có nhận xét về thơ Nguyễn Bính: “Nổi bật lên ở Nguyễn Bính là ca dao, ở cảm xúc lẫn tư duy, ở cả ý, tình, và điệu,...”.

Trên Tạp chí Sông Hương, có một nghiên cứu mà theo chúng tôi là đầy đủ và súc tích về thơ Nguyễn Bính. Xin trích dẫn:

Nguyễn Bính: Một thiên tài “lỡ vận”

Trong Mười khuôn mặt văn nghệ, Nguyễn Bính trong cái nhìn của Tạ Tỵ là một nhà thơ thiên tài nhưng là một thiên tài “lỡ dở”. Nguyễn Bính đến giữa cuộc đời như một vì sao lạ, lóe sáng rồi lại vụt tắt giữa vũ trụ khôn cùng của phận người mà những người yêu quý ông cũng ngỡ ngàng. Không lạ sao được, trong khi trên “bầu trời Thơ mới”, biết bao thi sĩ đi tìm thi pháp hiện đại của các trường phái tượng trưng, siêu thực... từ phía trời Tây xa xôi, thì Nguyễn Bính vẫn lặng lẽ tìm về với dòng chảy của ca dao và lục bát, van xin mọi người hãy giữ cho được cái “quê mùa”.

Cho nên, theo Tạ Tỵ “Bính là con người làm Văn - Nghệ duy nhất ở thời đó không chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Tây - Phương cũng như Đông - Phương. Bính làm thơ một mình và thừa hưởng cái kho tàng văn hóa Dân Tộc qua các vần ca dao, qua nếp sống mộc mạc quê mùa”(3). Song, phải chăng, chính cái “quê mùa” tưởng chừng như đi ngược dòng chảy của thời đại đã tạo nên một hệ giá trị riêng trong thơ Nguyễn Bính mà theo Tạ Tỵ dù cho “tới nay Bính đã đi sâu vào lòng đất, gia tài để lại cho cuộc đời tuy không vĩ đại nhưng cũng đủ chứng minh giá trị của một thi nhân trong lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam”(4) và “chất thơ của Bính nó hiện diện như thế cách đây 30 năm, khoảng thời gian không xa xôi gì, mà sao nó làm cho người đọc hôm nay cảm thấy đằng đẵng xa vút mù khơi.”(5) Sự hiện hữu của thi nhân giữa cõi đời bao giờ cũng là một định mệnh. Và định mệnh của nghệ sĩ bao giờ cũng gắn với khổ đau và bất hạnh nhưng trong kiếp nghệ sĩ ấy, thi sĩ vẫn là số kiếp bất hạnh nhất.

Sự đặt để số phận đó của Nguyễn Bính thi sĩ đã được Tạ Tỵ xác quyết: “Bính là một thiên tài, nhưng là một thiên tài lỡ dở, vì tổng kết từ cuộc sống bản thân tới nghệ thuật, ở bên trong mỗi dữ kiện người ta cảm thấy như Định Mệnh đã an bài cho Bính sự trừng phạt hơn ân thưởng. (...) Sự lỡ dở do Tình Yêu, do cuộc đời, do bạn hữu, do bản thân tạo nên, tất cả như va vào nhau để làm cho tiếng thơ buồn của Bính vút lên rồi tỏa ra những làn ánh sáng kỳ diệu giữa trời thơ nước Việt hôm qua, hôm nay và mãi mãi.”(6)

Đồng quan điểm với Tạ Tỵ khi tiếp nhận thơ Nguyễn Bính, nhưng Thế Phong lại có cách thể hiện riêng. Trong Lược sử văn nghệ Việt Nam nhà văn tiền chiến 1930 - 1945, Thế Phong đã dành cho Nguyễn Bính những trang viết đầy thiện cảm với những đánh giá khá cao về thi tài Nguyễn Bính: “Nguyễn Bính có thiên bẩm thi nhân từ thuở nhỏ. Sống ở miền quê từ thuở nhỏ, nhà nghèo, ít học, nhưng làm thơ lục bát rất hay, truyền cảm mãnh liệt và phổ biến sâu rộng nhất trong nhân dân thị thành cũng như nông thôn.

Có thể nói sau Nguyễn Du, Nguyễn Bính là nhà thơ được mọi người học thuộc thơ ông nhiều nhất.”(7) Phải chăng, đây là ân sủng thượng đế đã dành cho cuộc đời một con người sống trên cõi đời không dài lắm nhưng thơ ca đã trở thành bất tử: Thi sĩ Nguyễn Bính, điều mà không phải người làm thơ nào cũng có được!? Chính sự tiếp nhận vượt thời gian của người đọc là một giá trị làm nên sự vĩnh cửu của thơ Nguyễn Bính. Vì vậy, trong cái nhìn đối sánh với các nhà thơ cùng thời, Thế Phong đã khẳng định phẩm tính của thơ Nguyễn Bính khi cho rằng: “Thơ Nguyễn Bính chẳng giống thơ một ai, chính thi nghiệp của ông cũng như Hàn Mặc Tử là rút ra trong cuộc sống thành khẩn của mình, sống rất sâu và nghệ thuật cao diễn tả, thành công rực rỡ. Không cầu kỳ như Vũ Hoàng Chương, không thuần túy lãng mạn dành riêng cho một giai cấp như xuân Diệu, không khóc đời suy tư kiểu Huy Cận, không có những hình ảnh thiên nhiên tạo vật buồn nhẹ như Lưu Trọng Lư; nhưng đi vào khía cạnh tâm hồn mọi người; khi mà thi sĩ cũng hòa đồng rung cảm.”(8)

Quả thật, không phải nhà thơ nào trong hành trình sáng tạo của mình cũng được các nhà lý luận phê bình dành cho những đánh giá cao như vậy!? Cái căn cước giá trị thi ca chỉ có thể có ở nhân vị của những thi sĩ tài năng đích thực mà thôi. Bởi, người làm thơ thì nhiều nhưng có mấy ai được gọi là thi sĩ, mà lại là thi sĩ có cá tính sáng tạo độc đáo, ám ảnh người đọc như Nguyễn Bính thì càng hiếm.

Điều này đã được xác tín qua sự tồn sinh của thơ Nguyễn Bính từ khi ông còn sống trên cuộc đời cũng như lúc ông đã đi ra ngoài cõi sống mà Vũ Bằng đã xác quyết: “Tôi có thể nói rằng sau truyện Kiều, sau thơ Tản Đà, có lẽ thơ Nguyễn Bính được nhiều người tìm đọc và ngâm nga nhất.”(9) Nguyễn Bính, vì thế là một trong những hiện tượng văn học được Nguyễn Tấn Long viết khá nhiều trang trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (Q.thượng) với 110 trang (từ tr. 301 đến tr. 409) trong tổng số 818 tr. của cuốn sách dành cho 19 nhà thơ được chọn giới thiệu. Điều này cho thấy hình ảnh Nguyễn Bính trong tâm thức của các nhà lý luận phê bình văn học ở miền Nam sâu đậm như thế nào!?

Cũng như Tạ Tỵ và Thế Phong, Nguyễn Tấn Long đã có những đánh giá rất cao về thơ Nguyễn Bính. Theo Nguyễn Tấn Long: “Thời tiền chiến, Nguyễn Bính được kể là một trong những nhà thơ lớn, chiếm ngôi vị vững chắc trong làng thơ mới.”(10) Và để xác tín hơn ý kiến của mình, tác giả đã hơn một lần lý giải về “địa vị độc tôn” của Nguyễn Bính trong nền thi ca dân tộc khi khẳng định: “Nguyễn Bính đã tìm cho mình một hướng đi dị biệt, tạo cho mình một địa vị vững chắc, một chỗ đứng có hạng trên thi đàn. Ngôi sao của Nguyễn Bính vừa mọc là sức sáng chói chang cả khung trời nghệ thuật.”(11)

Và cũng đồng quan điểm với Thế Phong khi nghĩ về đời và thơ Nguyễn Bính, Nguyễn Tấn Long cũng khẳng định ngôi vị tất yếu của Nguyễn Bính trên thi đàn khi cho rằng: “Thơ của ông rất hay, được đại chúng biết nhiều nhất, nhưng có lẽ tài bất thắng thời nên cuộc đời Nguyễn Bính lận đận lao đao, trôi nổi rày đây mai đó trên kiếp giang hồ.”(12) Và đây cũng là cảm thức của Kiên Giang, một nhà thơ tự nhận mình là “người học trò nhỏ” của Nguyễn Bính trong thi ca, khi đánh giá về số phận của đời và thơ Nguyễn Bính: “Thơ của Nguyễn Bính đã đi vào đại chúng nặng lòng yêu nước chống xâm lăng nhưng con người thi sĩ không mấy được trọng dụng? Hơn thế nữa, anh Bính là người phóng túng mang trọn vẹn tâm hồn thi sĩ đi vào cuộc đời nên làm sao tránh khỏi một vài cơn dội ngược đụng đầu trước kỷ luật trôn ốc.”(13)

Ý kiến của Kiên Giang, một nhà thơ Nam Bộ chính hiệu, một người Nam Bộ chính hiệu vốn mang trong huyết quản của mình sự thẳng thắn, trung thực càng cho thấy nhân cách nghệ sĩ cao đẹp của Nguyễn Bính. Đó là một nhân cách không bao giờ chịu khuất phục. Và chính điều này càng minh định rõ hơn cuộc đời của một thiên tài thi ca nhưng “lỡ vận” của thi sĩ Nguyễn Bính như những gì mà các nhà nghiên cứu đã viết về ông.

Nguyễn Bính với nỗi buồn, niềm cô đơn và thân phận lưu đày

Trong cái nhìn của chủ nghĩa hiện sinh, sự hiện hữu của con người giữa cõi trần thế chính là cuộc lưu đày và cuộc lưu đày của thi nhân là một cuộc đọa đày bất tận. Thế nên, Đinh Hùng trong Văn số 58/1966 đã có bài viết: “Nguyễn Bính kẻ lưu đày”; Viên Linh trong Khởi hành số 91/1971 có bài: “Nguyễn Bính và hệ lụy cuộc đời”... Còn Tạ Tỵ, khi nghĩ về hành trình sống và sáng tạo thơ của Nguyễn Bính thì cho rằng: “Bính làm thơ vì vận mệnh phán quyết. Thơ Bính đẹp như dòng suối và bi thương như bệnh hoạn.”(14)

Tạ Tỵ cũng rất tinh tế khi cho rằng cái âm hưởng chủ đạo trong thơ Nguyễn Bính là nỗi buồn: “Thơ Bính buồn, thật buồn. Mỗi lời như một dòng lệ, ngay cả khi Bính không nói về mình.”(15) Nỗi buồn trong thơ Nguyễn Bính cũng được Nguyễn Tấn Long cảm nhận khá tinh tế: “Thơ Nguyễn Bính cho ta thấy sắc thái mang nặng một nỗi buồn gần như bất tận. Hầu hết thi phẩm của Nguyễn Bính đều có âm điệu trầm buồn, nhẹ nhàng, man mác, như thương tiếc xa xôi; những hình ảnh đau thương hối tiếc, phân ly...”(16)

Phải chăng, chính những bài thơ thấm đẫm nỗi buồn nhân thế này cũng là một giá trị trong thơ Nguyễn Bính. Nỗi buồn ấy chính là kết tinh từ thân phận lưu đày của thi nhân trong những mùa xuân tha hương, trong những ngày tháng giang hồ trên khắp mọi miền đất nước, mà có những lúc ông phải sống như kẻ không nhà, sống trong đói cơm, thiếu áo và chỉ còn có thơ để ông “vịn” (từ của Phùng Quán) vào đó mà tồn tại, mà hiện hữu... Đào Trường Phúc trong bài viết: “Nguyễn Bính những mùa xuân tha hương”, khi nhận định về tính chất tha hương của Nguyễn Bính, rất có lý khi cho rằng: “Có hay chăng một thứ định mệnh ràng buộc Nguyễn Bính với những chuyến đi? Đó là những chuyến đi vừa thơ mộng vừa cay đắng, những chuyến đi thất bại. Đó là những chuyến đi cô quạnh, nếu có một kẻ đồng hành nào thì cũng chỉ là kẻ đồng hành tình cờ, gặp nhau trong nỗi cô đơn của mỗi người để chia sẻ một chút gió bụi buồn của giang hồ, rồi lại chia lìa nhau suốt đời. Đó là những chuyến đi chất chứa đầy nhớ thương, đầy chua chát, đầy tan nát. Đó là những chuyến đi tượng trưng đầy đủ nhất cho định mệnh của một thi sĩ giang hồ, của thi sĩ và giang hồ”(17)

Và cũng theo Đào Trường Phúc chính nỗi buồn, niềm cô đơn của những ngày tháng lưu đày trong kiếp giang hồ này đã đốt cháy trong tâm thức Nguyễn Bính một cuộc trở về, một khát vọng hoài hương, một cái “ngoảnh lại” trong cuộc phiêu lưu của việc chạy đua với định mệnh. Chính “Nỗi cô đơn, tình hoài hương, tâm trạng lưu đày cùng một lúc phả vào thơ Nguyễn Bính trong giai đoạn sau này của đời ông, một hơi thở chua chát thê lương và đốt nóng lên trong dòng thơ ấy ngọn lửa khao khát của một ngày về.”(18)

Và “Trong nỗi cô quạnh ấy, ngọn lửa khát vọng của ngày về quê hương vẫn không tắt trong lòng Nguyễn Bính, ngọn lửa thắp sáng giữa cõi phi - ý - thức đó đôi lúc đã khiến cho chính ông có những ảo giác về một ngày về. Lời ước hẹn và giấc mơ của những bài thơ chất chứa lòng sầu xa xứ.”(19) Nhưng dù có khao khát đến tận cùng nỗi khao khát “qui cố hương” thì Nguyễn Bính cũng không thể nào vượt qua sự đặt để của số phận trong kiếp lưu đày của một thi sĩ giang hồ.

Vì theo Đào Trường Phúc thì “tình hoài hương của Nguyễn Bính, như thế, vẫn không biến đổi gì từ cái bản chất đặc biệt phảng phất trong mỗi câu thơ, từ Lỡ bước sang ngang đến những bài thơ cuối cuộc đời ông. Nguyễn Bính trước sau vẫn chỉ là một thi sĩ giang hồ, một thi sĩ tha hương.”(20) Và lý giải điều này từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh, Đào Trường Phúc đã rất có lý khi cho rằng: “Nỗi cô đơn của Nguyễn Bính, của một kẻ tự lưu đày trong những chuyến lang thang tìm kiếm quê hương bằng những bước rời xa quê hương, như thế, trở thành gần như một nỗi cô đơn thu kín và tuyệt vọng.”(21) Song, phải chăng, chính nỗi buồn, niềm cô đơn của thân phận lưu đày này đã kết tinh thành những dự phóng, những cảm hứng sáng tạo trong thơ Nguyễn Bính mà nếu không có nó, liệu có thể có một đời thơ Nguyễn Bính như hôm nay!?

Nguyễn Bính với tình yêu và những ám ảnh tương tư

Trong cái nhìn của Vũ Bằng, Nguyễn Bính là một thi sĩ suốt đời mắc bệnh tương tư. Và theo Vũ Bằng, đây là một trong những phẩm tính, là tiếng gọi thao thiết vang lên trong thơ Nguyễn Bính, là yếu tố thần diệu để người đọc đến với thơ Nguyễn Bính.

Điều hấp dẫn lạ lùng này theo Vũ Bằng đó là: “1) Nguyễn Bính đã nói tiếng nói chân thật của lòng với lời lẽ bình thường của dân gian, không cầu kỳ, không kênh kiệu. 2) Nguyễn Bính đã nhắm đúng vào một cái bịnh chung của đời người là cái bịnh tương tư: (...) Có thể nói tất cả văn thơ tiền chiến của Bính đều nhắm vào bịnh đó và anh nổi bật cũng vì bịnh đó.”(22) Phải chăng, chính căn bệnh “tương tư mãn tính” này là một yếu tính trong thơ Nguyễn Bính, chi phối toàn bộ thi pháp thơ ông cho nên theo Vũ Bằng: “Có phải vì thế, muốn làm thơ kháng chiến đến chừng nào, Nguyễn Bính vẫn không thể bật lên mà cho đến bây giờ, người ta còn thương Nguyễn Bính, yêu thơ Nguyễn Bính chỉ là vì những câu thơ chứa chất một tấm lòng tương tư não nùng, lê thê có từ ngày xưa và sẽ còn tồn tại mãi đến ngàn sau.”(23)

Vì vậy, trong cái nhìn của Vũ Bằng, trước sau Nguyễn Bính cũng chỉ là một nhà thơ tiền chiến đúng nghĩa, mặc dù ông đã có những năm tháng lặn lội gian khổ với kháng chiến trong cuộc “tìm đường” của những văn thi sĩ tiền chiến ở một thời không xa như Vũ Bằng chia sẻ: “lang thang tìm một hướng đi, Nguyễn Bính thất vọng lại trở về thất vọng: rút lại đến những ngày cuối cùng anh lại trở lại làm người thi sĩ của thời tiền kháng chiến và lại tương tư rồi cứ tương tư cho đến chết”(24)

Vâng! Như Nguyễn Bính đã tự nhận trong thơ: “Gió mưa là bệnh của trời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”, vì vậy, khi nói đến căn bệnh tương tư trong thơ Nguyễn Bính không thể không nói đến khí hậu tình yêu trong thơ ông, cái đã làm nên “mưa gió, giông bão” trong cuộc đời của ông như một định mệnh. Đây cũng là một giá trị của thơ Nguyễn Bính mà không một người đọc nào đến với thơ Nguyễn Bính lại không bị ám ảnh. Tình yêu vốn là một chủ đề không mới lạ trong thơ nhưng ở thơ Nguyễn Bính tình yêu vẫn mang một nét đẹp riêng, một sắc thái riêng, một sự quyến rũ riêng: giản dị, chân mộc mà không tầm thường đơn điệu. Nó như cây cỏ, như hương hoa, như dòng suối thanh sạch làm tươi mát tâm hồn ta. Thơ tình Nguyễn Bính là một thứ thơ vô trùng, không bị nhiễm khuẩn của những thứ tình yêu nhục cảm tầm thường đang bày bán đầy dẫy trong các chợ thơ của thời được gọi là “hiện đại”.

Đây cũng chính là cái nhìn của Sông Thai khi cảm nhận về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính: “Thơ tình yêu của Nguyễn Bính không có những đam mê da diết, không có nhục dục thô bỉ, không có những sôi nổi ồn ào, điên loạn cuồng si hoặc bâng khuâng ray rứt... Thơ tình của Nguyễn Bính trong sạch, kín đáo và cao thượng. Và dấu vết nổi bật nhất trong thơ ông là tấm lòng chung tình, chung thủy”(25)

Thơ tình của Nguyễn Bính là sự kết tinh của những đau khổ thật, mộng mị thật, đắm đuối thật, nồng nàn thật chứ không phải là thứ tình yêu “tình một đêm” của những “cơn mưa bóng mây”. Vì vậy, nhận định về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính, Tạ Tỵ viết: “Bính đi vào tình yêu với một mộng ước đắm đuối vô vàn để được trả bằng thất vọng”(26) và “Cái vòng tình ái lẩn quẩn mở rồi đóng, đóng rồi mở làm cho Bính bàng hoàng như tỉnh như mơ. Vốn là nòi tình nên thi nhân đắm mê vào hệ lụy như con thiêu thân lao mình vào ánh đèn tìm cái chết trong lửa đỏ.”(27)

Bởi vậy, “Nguyễn Bính sáng tác rất nhiều, mỗi bài thơ như một khúc bi ca, như nỗi đau đứt ruột vì khung trời tình ái mà thượng để dành riêng cho Nguyễn Bính luôn luôn bị che phủ mây mù.”(28) Và thật sự Nguyễn Bính đã chết trong tình yêu. Nhưng từ cái chết trong tình yêu thơ Nguyễn Bính đã phục sinh và chính sự phục sinh này đã tạo nên sự bất tử của thơ Nguyễn Bính không chỉ trên diễn đàn Thơ mới mà còn cả trên thi đàn dân tộc, nói như Tạ Tỵ “Bài “Lỡ bước sang ngang” vào đời đã đưa Bính lên cao giữa vòm trời Thi Ca đầy tinh tú sáng chói với Xuân Diệu, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Hoàng Cầm, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên v.v.”(29)

Đây cũng là cái nhìn của Nguyễn Tấn Long về tình yêu trong thơ Nguyễn Bính từ sự đối sánh với các nhà thơ của phong trào Thơ mới: “Ái tình của Nguyễn Bính, khác hẳn cái nóng nảy như Hồ Dzếnh; lãng mạn, say đắm như Xuân Diệu; chứa chan và dễ dãi như Huy Cận hay trầm buồn như một Vũ Hoàng Chương. Ngược lại tình yêu trong thơ Nguyễn Bính là một thứ tình yêu nhẹ nhàng, câm lặng, những mối tình mộng đẹp; nó là thứ tình yêu của một Đỗ Tốn trong Hoa vông vang. Yêu thì tha thiết chân thành nhưng tâm ý lại rụt rè, nhút nhát.”(30) Phải chăng, Nguyễn Tấn Long đã bắt đúng mạch cảm xúc tình yêu trong thơ Nguyễn Bính và cũng là cái tính cách của chính ông trong trường tình chăng!? Bởi, nói như Sông Thai “Đọc thơ Nguyễn Bính, ta thường thấy toát ra cái không khí tội nghiệp, bé bỏng và rất dễ bị động lòng trắc ẩn trước những mẫu tình duyên ướt đẫm nước mắt của tác giả.”(31)

Và theo Kiên Giang, trong một lần gặp nhau ở chiến khu, Nguyễn Bính có nhắc đến người con gái có tên Mây Nhạt mà lúc ở Rạch Giá Nguyễn Bính đã từng yêu, khi Kiên Giang trách Nguyễn Bính sao mơ mộng quá dù đã đi theo kháng chiến, Nguyễn Bính trả lời: “Thi sĩ có trái tim, có quyền yêu và nhớ chớ.”(32) Câu trả lời này cũng cho thấy nhân tính và phẩm tính thi sĩ trong Nguyễn Bính là một hằng số văn hóa mà không có trở lực nào có thể ngăn cản tiếng gọi của trái tim ông, một thi sĩ đa tài và đa tình. Thế mới biết, trái tim của thi sĩ là vương quốc của tự do và cũng chỉ ở vương quốc tự do ấy thi nhân mới sáng tạo những câu thơ thành thực, một phẩm chất không thể thiếu ở những nghệ sĩ đích thực mà khi viết về những nhà Thơ mới Hoài Thanh đã gọi đó là “cái khát vọng được thành thực. Một nỗi khát vọng khẩn thiết đến đau đớn.”(33)

Nguyễn Bính với hồn quê, tình quê và tình tự dân tộc

Trong không gian khá hẹp của phong trào Thơ mới ở Thi nhân Việt Nam, bên cạnh những tên tuổi lẫy lừng mà thơ ca của họ lấp lánh sắc màu tư tưởng và thi pháp phương Tây đang là mốt thịnh hành lúc bấy giờ, Hoài Thanh lại dành cho Nguyễn Bính, một thi sĩ mà theo ông: “vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm”(34) vị trí vô cùng trang trọng với tám bài thơ được chọn tuyển. Bởi, theo Hoài Thanh: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê ẩn náu trong lòng ta.”(35)

Có lẽ, vì thế, trong một xã hội đầy biến động của miền Nam với rất nhiều trào lưu tư tưởng Âu Mỹ tràn ngập, thơ Nguyễn Bính vẫn được tiếp nhận, lưu truyền trong công chúng. Đây cũng là cái nhìn của Tạ Tỵ khi nói đến cái hồn quê, tình quê, tình tự dân tộc trong thơ Nguyễn Bính: “Cá tính trong thơ Bính rất tự nhiên, mộc mạc không gò bó, kiểu cách như các thi nhân cùng thời. Thơ Bính đi gần với ca dao, rất gần với đại đa số quần chúng.”(36) Phải chăng, không phải lúc nào cứ hiện đại, cách tân mới làm nên giá trị của thơ ca!?

Sáng tạo thơ ca bao giờ cũng là một hành trình cô đơn từ sự nghiệm sinh và thấu thị của người nghệ sĩ. Vì vậy, khi cảm nhận về hành trình sáng tạo và khuynh hướng sáng tác thi ca của Nguyễn Bính, Thế Phong cũng nhận ra tính độc đáo trong phong cách thơ ca mang đậm bản sắc dân tộc của Nguyễn Bính khi cho rằng: “Thơ Nguyễn Bính có một bản sắc độc đáo, một địa vị không nhà thơ nào có được. Với lối diễn đạt bình cũ rượu mới, một thể thơ rất phổ biến của ta, thơ lục bát rất Việt Nam.”(37)

Còn theo Sông Thai, Nguyễn Bính là nhà thơ ca dao đôn hậu. Theo ông: “Nói đến Nguyễn Bính là nói đến những bài thơ hiền lành dễ thương mang cái hình thức lục bát nhuần nhuyễn đậm đà màu sắc dân tộc. Dòng thơ của Nguyễn Bính chảy xiết một đường êm ái, duyên dáng. Lời thơ của Nguyễn Bính mộc mạc, hồn nhiên. Điệu thơ của Nguyễn Bính hài hòa, bình dị.”(38)

Tình quê, hồn quê và tình tự dân tộc trong thơ nguyễn Bính, theo Sông Thai còn được thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính. Theo Sông Thai: “Sở dĩ thơ Nguyễn Bình gần gũi với nhân dân ta như thế là vì ông đã từng lăn lộn, hòa đồng với nhịp sống của đồng bào, chủ yếu là đồng bào dân quê, do đó ông đã vận dụng thành công ngôn ngữ của họ. Cách sử dụng ngôn ngữ bình dân của Nguyễn Bính lại hết sức nhuần nhuyễn tới mức tạo cho thơ ông một sắc thái riêng biệt: duyên dáng mà không kênh kiệu, thiết tha mà không vụng về, thành thực mà không sỗ sàng, lộ liễu. Đó cũng chính là giá trị của toàn bộ thơ ca Nguyễn Bính”(39). Đây là một đánh giá công bằng, khách quan, thấu tình đạt lý về thơ Nguyễn Bính.

Và cũng là cảm nhận của Phạm Văn Song: “Thơ Nguyễn Bính không những bắt nguồn từ ca dao mà còn chịu ảnh hưởng của ca dao trong cách diễn tả nữa.”(40) Còn Vũ Bằng thì xác quyết, một cách dứt khoát: “Có thể nói rằng hầu hết các nhà văn nhà thơ, dù chê Nguyễn Bính, dù không ưa Nguyễn Bính cũng đều nhớ đại khái những câu thơ sau này của Bính nó làm người ta không muốn nhớ mà phải nhớ cũng như tục ngữ ca dao vậy.”(41)

Nhưng có thể nói, kết tinh những cảm nhận về hồn quê, tình quê và tình tự dân tộc trong thơ Nguyễn Bính đó chính là cảm nhận mang đầy tính nhân bản về những giá trị văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Bính mà Nguyên Sa đã chia sẻ trong một bài viết khá sâu sắc, đầy tính triết mỹ về thơ Nguyễn Bính khi ông cho rằng: “Nguyễn Bính với tôi bây giờ là tiếng hát. Tiếng hát võng đưa. Tiếng hát lũy tre, tiếng hát buổi chiều mùa thu còn chút nắng không đủ ấm tiếng hát trẻ nhỏ khóc, tiếng hát thiếu nữ ngồi hong tóc, tiếng hát của mẹ của Hà Nội xa tắp của Vân Đình lo sợ, của những ngôi làng ven đường số năm cuối cùng trong ảo vọng.”(42)

Còn khi nhận định về thơ lục bát, một phẩm tính của tình tự dân tộc trong thơ Nguyễn Bính, Nguyên Sa viết: “Tôi chẳng thể bỏ được cái ý tưởng, không dựa trên phân tách nào hết, không xây trên biện chứng nào cả, ôi phân tách và tổng hợp, nhận thức trực tiếp và nhận thức biện chứng, sự phân biệt, phân tích và phân chia, tổng hợp và hỗn hợp, mười mấy năm trời tôi đùa rỡn với những trò trẻ đó trong các lớp học, mà trẻ con mới học xong lấy làm quan trọng, tưởng chừng khai phá được núi non, những phân tách và tổng hợp đó chỉ đưa ta đến vùng ngoại ô của thành phố, đến đồ trang sức của thân thể, đến sự mù lòa của trí thức trước thi ca, cái ý tưởng, vâng cái ý tưởng vu vơ là một trong những tinh túy của dòng lục bát của dân tộc là đó không phải là sợi chỉ có một khúc đầu và một khúc cuối không phải là dòng sông khởi đầu bằng suối và tận cùng nơi cửa biển dù nó, thơ ấy, vẫn có một khởi đầu và một tận cùng. Nó thơ ấy, là sự mịt mùng của biển...”.

Tác phẩm tiêu biểu

- Lỡ bước sang ngang (1940)
- Tâm hồn tôi (1940)
- Hương cố nhân (1941)
- Mây Tần (1942)
- Người con gái ở lầu hoa (1942)
- Bóng giai nhân (1942)
- Tỳ bà truyện (1944)
- Nước giếng thơi (1957)
- Tình nghĩa đôi ta (1960)
- Đêm sao sáng (1962)

icon Nguyễn Bính,Nhà thơ Nguyễn Bính,Thơ Nguyễn Bính

Tổng hợp

Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính

Lơ đãng

Thơ   •   26.10.2021
Ngồi trong cửa sổ quay tơ, Thấy anh qua cửa, em lơ đãng nhìn. Yêu anh để dạ em phiền, Anh không quay lại, anh biền biệt đi. Tơ kia quay nữa mà chi! Càng quay càng rối chỉ vì yêu anh. Riêng mang một mối u tình, Nhờ ai gỡ hộ cho mình được đây? Thế rồ

Quán lạnh

Thơ   •   26.10.2021
Mùa thu đến chậm như chưa đến, Lá vội rơi theo gió vội vàng. Sương đã dâng lên, chiều lắng xuống, Bến đò đã tắt chuyến sang ngang. Đem theo cát bụi đường xa lại, Tráng sĩ dừng chân khẽ thở dài. Hơi lạnh đầm đìa, trong quán lạnh, Người ta đóng dở chiế

Một lần

Thơ   •   26.10.2021
Tặng Mỵ Nương Gặp một lần thôi nhớ chẳng quên, Nghe đâu đường những sáu ngày thuyền Chao ôi! Lông ngỗng mà bay hết, Biết lối nào lên đến xứ tiên? Biết lối nào lên tới xứ nàng? Để người Hà Nội nhớ mang mang Nàng đi, Hà Nội buồn như chết

Bướm đi chợ

Thơ   •   26.10.2021
Có hai chị bướm đi chơi chợ Chị áo hồ lơ, chị áo điều Chị áo hồ lơ thầm hỏi bạn: “Mùa xuân mày biết giá bao nhiêu?” Chị áo điều nghe, cười ngặt nghẽo: “Mùa xuân đắt lắm, cô mình ơi! Trăm quan hồ dễ mà mua được! Cố áo mà mua, tớ chịu thôi!”

Phơi áo

Thơ   •   26.10.2021
Xóm Tây bà lão lưng còng, Có hai cô gái lấy chồng cả hai. Gió thu thở ngắn than dài, Bà đem áo rét phơi ngoài cửa thưa.

Vớt hoa

Thơ   •   26.10.2021
Sông nông nước đục lờ lờ, Cắm sào ai ấy, thuyền chờ đợi ai... Gió thu thổi ngắn ngày dài, Cây nghiêng buông nhẹ một vài cánh hoa. Hoa rơi theo nước trôi đi, Thời gian vô cảm tiếc gì hoa rơi. Thuyền cô đi ngược dòng xuôi, Giơ tay cô vớt hoa trôi giữa

Bắt gặp mùa thu

Thơ   •   20.02.2022
Xơ xác hồ sen đã nhạt hương Bên song hoa lựu cũng phai hường Sớm mai lá úa rơi từng trận Bắt gặp mùa thu khắp nẻo đường Tóc liễu hong dài nỗi nhớ nhung Trăng nghiêng nửa mái gội mơ mòng Sầu nghiêng theo cánh chim lìa tổ Biết lạc về đâu lòng hỡi lòng

Cầu nguyện

Thơ   •   26.10.2021
Nàng hãy vui đi, dẫu một ngày Dẫu phần ba phút, góc tư giây Dẫu trong thoáng mắt nhìn như chớp Cũng đủ cho nàng quên đắng cay

Chuyến tàu đêm

Thơ   •   26.10.2021
Tặng Ch. Ng. Gió lạnh nghe chừng đêm thấy sâu; Mà con đò mộng đã sang đâu! Qua song, một chuyến tàu đêm chạy, Một chuyến tàu đêm chạy rất mau. Những ánh đèn phai tựa nắng tà, Toa này toa khác nối liền toa. Chập chờn như một con dơi lớn,

Hai buổi chiều (I)

Thơ   •   26.10.2021
Bên sông hàng liễu rủ xanh xanh, Cô bé ngồi mơ cảnh thị thành. Im bóng, thuyền ai chờ đợi khách, Ánh chiều lướt xuống mái chài gianh.

Lòng kỹ nữ

Thơ   •   26.10.2021
Hoang liêu cả một lầu hồng Đêm xao xuyến gió đêm dùng dằng mưa Hững hờ nàng khép song thưa Đêm sao dài quá như thừa trống canh Lá bàng đã hết màu xanh Bao nhiêu cánh biệt ly cành hôm nay Nàng từ lạc bước tới đây Lá bàng rụng đến chuyến này là ba Đêm

Tình tôi (II)

Thơ   •   26.10.2021
Tình tôi: nước chẩy đôi bề, Nửa sang sông Nhuệ, nửa về sông Thương. Chị tôi thân thiết trăm đường, Từ tấm bé vẫn yêu thương tôi nhiều. Em tôi có một buổi chiều, Chắc là đẹp lắm!.. Là yêu nhau liền. Chị tôi sông nước con thuyền, Oan không phải chuyế

Giấc mơ anh lái đò

Thơ   •   26.10.2021
Năm xưa chở chiếc thuyền này, Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều. Để tôi mơ mãi, mơ nhiều: “Tước đay xe võng nhuộm điều, ta đi. Tưng bừng vua mở khoa thi, Tôi đỗ quan Trạng, vinh quy về làng. Võng anh đi trước võng nàng...

Người mẹ [Lòng mẹ]

Thơ   •   26.10.2021
Gái lớn ai không phải lấy chồng! Can gì mà khóc, nín đi không! Nín đi! mặc áo ra chào họ, Rõ quý con tôi! Các chị trông! Ương ương dở dở quá đi thôi! Cô có còn thương đến chúng tôi, Thì đứng lên nào! Lau nước mắt, Mình cô làm khổ mấy mươi người!

Bạch đào

Thơ   •   20.02.2022
Tình cờ không hẹn bỗng mà nên Một buổi đầu năm tết Kỷ Hợi Có năm người bạn bến sông Hoàng Gặp nhau uống rượu mừng năm mới Chuyện thơ chuyện phú, chuyện non sông Chuyện trước chuyện sau thật sôi nổi Bỗng nhiên Hiếu Lang vỗ đùi khoe: Đệ có cây đào hoa

Mùa đông gửi cố nhân

Thơ   •   26.10.2021
Buốt tê đầu lưỡi, giá tê tay, Rét cóng môi non, lạnh nhíu mày. Buồn đến lòng tôi rồi hạ trại, Đốt đường sạn đạo, ở luôn đây. Chim hiền ướt cánh vắng thư sang, Gà xóm cầm canh gáy trễ tràng. Giời đất cứ như quân chiến bại, Cây vườn rách rưới, gió lang

Chùa Hương xa lắm

Thơ   •   26.10.2021
Chùa Hương xa lắm, em ơi! Đò giang cách trở... chịu thôi cô mình! Câu này anh nói thực tình. Anh đi thì phải cho anh mượn tiền. Chùa Hương ví độ đường liền, Anh xin điểm chỉ một nghìn ngón tay. Để dành tấm áo mẹ may, Để dành, em ạ!

Tình tôi (I) [Oan uổng]

Thơ   •   26.10.2021
Tình tôi là giọt thuỷ ngân, Dù nghiền chẳng nát, dù lăn vẫn tròn. Tình cô là đoá hoa đơn, Bình minh nở để hoàng hôn mà tàn. Lòng tôi rối những tơ đàn, Cao vời những ước, đầy tràn những mơ. Lòng cô chẳng có dây tơ, Ước sao đến thấp mà mơ đến nghèo!

Người tiên

Thơ   •   26.10.2021
Nói mãi rằng yêu bảo mãi rằng: - Em ngon như quả, quý như vàng. Xem chưa vừa ý em tôi lắm, Em bảo: - Thôi anh chỉ nói sằng! Chả nhẽ anh khen đến hết lời, Hay khen “đẹp nhất” nhé, em tôi? Thưa không, đẹp nhất thì không ạ, Đâu dám đem so với mọi người.

Truyện cổ tích

Thơ   •   26.10.2021
Em ạ! Ngày xưa vua nước Bướm Kén nhân tài, mở Điệp lang khoa Vua không lấy Trạng, vua thề thế Con bướm vàng tuyền đậu Thám hoa. Vua liền gọi gả con gái yêu Nàng đẹp như em, chả nói điêu! Vua nuông hai vợ chồng phò mã Cho nhởn xem hoa sớm lại chiều. M

Trưa hè (I)

Thơ   •   26.10.2021
Trưa hè một buổi nắng to Gió tây nổi, cánh đồng ngô rào rào. Con đường thấp, con đê cao Bọn người đi chợ rẽ vào đồng ngô. Tiếng cười chen tiếng nói to Dáng chừng trong bọn có cô chưa chồng.

Một nghìn cửa sổ

Thơ   •   26.10.2021
Một nghìn cái cửa sổ Đều khép vào đêm qua Một nghìn bàn tay ngà Đã thò ra cửa sổ. Một nghìn cái cửa sổ Đều khép vào đêm nay Lại nghìn cái bàn tay Ấy thò ra cửa sổ Hỡi nghìn cái cửa sổ Rồi khép vào bên trong Có thấu tình ta không? Có thấu tình ta khổ?

Oanh

Thơ   •   26.10.2021
Cô em đang độ tuổi xuân tươi. Mái tóc đen kia buông quá dài. Như đoá hồng tươi cô hé miệng, Mỉm cười vì chửa biết yêu ai... Nhưng có hay đâu tới một chàng, Một chàng thi sĩ ưa mơ màng. Nghèo khổ ở trong gian gác vắng, Duy giầu được một tấm yêu đương.

Hết bướm vàng

Thơ   •   26.10.2021
Anh giồng cả thẩy hai vườn cải, Tháng chạp hoa non nở cánh vàng. Lũ bướm láng giềng đương khát nhuỵ, Mách cùng gió sớm rủ rê sang. Qua dậu tầm xuân thấy bướm nhiều, Bướm vàng vàng quá, bướm yêu yêu, Em sang bắt bướm vườn anh mãi

Nhầm [Nhà tôi]

Thơ   •   26.10.2021
Nhà tôi có một vườn dâu, Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần. Hoa đỗ ván giữa mùa xuân, Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm. Em tôi là gái mười lăm, Quét sân, chạy chợ, chăn tằm sớm trưa. Thầy tôi dạy học chữ nho, Dạy dăm ba đứa học trò loanh q

Hoa gạo

Thơ   •   26.10.2021
Anh đã từng đi khắp bốn phương, Tháng hai, anh có thấy trên đường. Những hoa gạo rụng tươi như máu, Nhầu nát như người lính tử thương. Anh ạ! tôi buồn không thiết nói, Cánh tình lỡ rụng tự hôm qua. Một khi tình rụng như hoa rụng, Máu đỏ lìa tim, nhạ

Hoa với rượu

Thơ   •   26.10.2021
Thấy rét, u tôi bọc lại mền, Cô hàng cất rượu ủ thêm men. Mẹ cha mất sớm còn em nhỏ, Say cả tư mùa cho khách quen. Em nhỏ là Nhi, bạn nhỏ, tôi, Suốt ngày hai đứa nhẩn nha chơi. Chị Nhi bán rượu đôi chiều chợ, Vẫn nhớ mua quà cho cả đôi.

Một đêm ly biệt

Thơ   •   26.10.2021
Còn đêm nay nữa mai đi, Người xuôi thôi có mong gì gặp nhau, Còn đêm nay nữa rồi sau, Giang hồ ai biết ai đâu ai tìm? Mịt mù tăm cá bóng chim, Chim bay dặm thẳm cá tìm sóng khơi. Con tàu ngược, con tàu xuôi, Con tàu chẳng đợi chờ tôi bao giờ? Đi khô

Lá mùa thu

Thơ   •   26.10.2021
Ngày nào má má với môi môi, Ngày ấy hình như lâu lắm rồi! Tôi chẳng tô môi cho đỏ nữa, Vì xa xôi quá, má anh tôi! Đầu thu, rồi đến cuối thu rồi, Tháng chín lần sang đến tháng mười. Đã hẹn khi nào thu rụng lá, Thì con đò đấy, anh sang chơi.

Vu quy

Thơ   •   26.10.2021
Tháng chạp cho cải hoa vàng, Cho cam da đỏ, cho nàng vu quy. Nàng về mãi xứ bên kia, Cam thôi màu đỏ, bướm chê hoa vàng. Sáng nay sương xuống đầy làng, Tưởng như khói pháo đưa nàng năm xưa. Nàng về, kẻ đón người đưa, Tôi chờ gì nữa mà chưa giang hồ.

Tạ từ

Thơ   •   26.10.2021
Tặng Lê Trí Thiếp đi từ độ hoa sen nở Ngày nắng đêm sương cúc lại tàn Rắp hẹn một chiều Tư Mã ấy Trên cầu xe ngựa khách nghênh ngang Thời vị ngộ hề cho đến nỗi Hai tay đành trắng những gian nan Tới đây năm tháng mùa mưa lạnh Nằm mãi mà xem cái nhỡ nh

Chim với người

Thơ   •   26.10.2021
Trên rừng có một đôi chim, Chia nhau từ một quả sim trái mùa. Trên trần có đôi bạn thơ, Chưa khăng khít mấy đã hờ hững nhau.

Khép cánh sương

Thơ   •   26.10.2021
Từ buổi lầu hoa khép cánh sương Hồn theo lá úa rụng ven tường Tôi về ngõ lạnh, trăng lành lạnh Trời bốn phương mờ cả bốn phương Đập vỡ con thoi dệt mộng rồi Hỏi còn gì nữa ở trong tôi? Mắc lên khung cửi dây oan trái Gập lại guồng tơ lớp bụi đời

Một con sông lạnh

Thơ   •   26.10.2021
Chén sầu nghiêng giữa tràng giang Canh gà bên nớ giằng sang bên này Khoan đàn, em hãy gắng say Một đêm, chỉ một đêm nay thôi mà...

Dòng dư lệ

Thơ   •   26.10.2021
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ, Rỏ xuống thành thơ khóc chút duyên. (T.T.Kh) Gió đưa xác lá về đường, Thu sang nhuộm cả sầu thương một trời. Sầu thương quyện lấy hồn tôi, Đêm qua ngồi đọc thơ người xa xăm. Một ngàn năm, một vạn năm,

Thời trước

Thơ   •   26.10.2021
Sáng giăng chia nửa vườn chè, Một gian nho nhỏ đi về có nhau. Vì tằm tôi phải chạy dâu, Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay. Chồng tôi thi đỗ khoa này, Bõ công kinh sử từ ngày lấy tôi. Kẻo không rồi chúng bạn cười, Rằng tôi nhan sắc cho người say sưa.

Trong vườn cúc

Thơ   •   26.10.2021
Mến cảnh ngây thơ buổi sớm mai Cô em quấn vội tóc ra ngoài Vườn hoa cúc đẫm hơi sương lạnh Xem cúc yêu sương, mỉm miệng cười Ánh mặt trời pha ửng sắc hồng In lên đôi má trắng như bông Thêm tăng vẻ đẹp con người đẹp Đến tuổi yêu đương lẫn cõi lòng

Xóm Ngự Viên

Thơ   •   26.10.2021
Lâu nay có một người du khách Gió bụi mang về xóm Ngự Viên Giậu đổ dây leo suồng sã quá Hoa tàn con bướm cánh nghiêng nghiêng Buồn thu rơi nhẹ đôi tờ lá Xóm vắng rêu x

Không đề (I)

Thơ   •   26.10.2021
Hôm nay dưới bến xuôi đò Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau Anh đi đấy, anh về đâu? Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...

Chẳng biết yêu nhau phải những gì

Thơ   •   20.02.2022
Năm đã qua rồi, trong lớp học Tôi nghe Uyển đọc bài thi Hai ta trẻ lắm tình thơ dại Chẳng biết... yêu nhau phải những gì?

Giở rét

Thơ   •   26.10.2021
Lá tre rơi xuống đều đều, Cổng làng buông sớm, mưa chiều đổ nhanh, Sân mòn, lớp lớp rêu xanh, Le te đàn vịt chạy quanh cửa chuồng, Mấy chiều vắng bặt hơi chuông, Sư bà khuyên giáo thập phương chưa về. Một mình nói, một mình nghe, Ông đồ gấp lịch: - N

Tết biên thuỳ

Thơ   •   26.10.2021
Ngồi xếp bằng tròn trong ải lạnh Nửa đêm trừ tịch bỗng dưng sầu Có người lính thú ngâm qua rượu: “Xuân nhật ngưng trang thượng thuý lâu...“ Có phải đêm nay trời mới tối, Đêm nào trời cũng tối như đêm Ải xa không pháo giao thừa nổ

Lại đi

Thơ   •   20.02.2022
Mẹ tôi tóc bạc da mồi Thắt lưng buộc bụng một đời nuôi con Chị tôi phấn úa hương mòn Đò ngang sông cái chẳng tròn chuyến sang Cha tôi ngàn dặm quan san Có đâu như chuyện chia vàng giữa sông? Người yêu má đỏ môi hồng Tóc xanh, mắt biếc mà lòng bạc đ

Mười hai bến nước

Thơ   •   26.10.2021
Mỗi lần tôi quá ưu buồn, Đọc thơ tưởng những linh hồn phiêu lưu Chiều qua, cũng một buổi chiều Bò xoài, khăn mặt dở thêu, thở dài. Tôi như là nhớ một ai, Tuy chưa một bóng qua trời tôi đâu. Người âu sầu, cảnh âu sầu, Một lần gió động, bên lầu lá rơi.

Bên hồ

Thơ   •   20.02.2022
Lá rơi theo gió lá bay Bên hồ, ta đứng đắm say nhìn hồ. Sương mai đây có trắng mờ Như còn lưu luyến đôi bờ cây xanh. Xa trên mặt nước mông mênh Buông thuyền, cô gái nghiêng mình hái sen.

Vẩn vơ

Thơ   •   26.10.2021
Đã quyết không... không được một ngày, Rồi yêu mất cả buổi chiều nay. Chiều nay bướm trắng ra nhiều quá! Không biết là mưa hay nắng đây? Lâu nay tôi thấy ở lòng tôi, Như có tơ vương đến một người, Người ấy... nhưng mà tôi chả nói, Tôi đành ngậm miệng

Hà Nội ba mươi sáu phố phường

Thơ   •   26.10.2021
Hà Nội ba mươi sáu phố phường, Lòng chàng có để một tơ vương. Chàng qua chiều ấy qua chiều khác, Góp lại đường đi: vạn dậm đường. Nhà ấy hình như có mặt trời, Có rừng có suối có hoa tươi; Bao nhiêu chim lạ, bao nhiêu bướm? Không, có gì đâu! Có một ng

Nhặt nắng

Thơ   •   26.10.2021
Cô gái nhà ai ở xóm Đông, Sang đây một sớm nắng vàng trong, Cùng hai cô bạn bên bờ giếng, Nhặt nắng trong cây kể chuyện lòng. Tôi về dưỡng bệnh ở nơi đây, Nhà trọ thân đơn tối lại ngày. Từ buổi nhìn qua song cửa sổ, Bệnh dường như khỏi, dạ chưa say.

Mưa xuân (I)

Thơ   •   26.10.2021
Em là con gái trong khung cửi Dệt lụa quanh năm với mẹ già. Lòng trẻ còn như cây lụa trắng, Mẹ già chưa bán chợ làng xa. Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay, Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy. Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ, Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay. Lò

Bên sông

Thơ   •   26.10.2021
Có hai em bé học trò, Xem con kiến gió đi đò lá tre. Nứa xuôi từng một thôi bè, Nắng sang bãi cát bên kia có chiều. Thoáng như một lớp phù kiều, Chim đàn nối cánh bay vèo ngang sông. Thuyền buôn đã mấy ngày ròng, Nằm suông, lái chửa ăn xong giá hàng.

Không ngủ

Thơ   •   26.10.2021
Có giăng bóng lạnh vườn đào, Có giàn nhạc ngựa lơi vào trong đêm. Và trong lòng với con tim, Có lời em, có bóng em rõ ràng. Thuyền giăng ai thả sang đoài, Đêm khuya mở nhẹ then cài cửa ra. Giăng vào bóng nữa là ba, Với em ở trái tim ta là nhiều.

Diệu vợi

Thơ   •   26.10.2021
Một buổi giời đi đưa đám tang Có người về ở Mộc Hoa trang Người là một gã thi nhân đó Tha thẩn đi chôn những mộng vàng. Đêm nay ngồi khóc trong trăng lạnh Trăng đắm chìm đi gió thở dài Tôi nhớ đến người, ôi! diệu vợi.

Những trang nhật ký

Thơ   •   26.10.2021
Tính ra đã đến bốn năm rồi, Có một “người thơ” yêu dấu tôi, Tôi chép hàng nghìn trang Nhật ký. Như người đã chép đó, người ơi!

Chờ mong

Thơ   •   26.10.2021
Chờ mong như suốt đêm qua, Chàng ơi! một tháng là ba mươi ngày... Lần lần lá rụng rồi đây! Tơ đàn rã rợi cho tay lỗi đàn. Tiếng đâu dào dạt rộn ràng? - Ngựa ai, ai cưỡi qua ngàn lá khô... Tiếng đâu xao động lô xô? - Xe ai, ai đẩy ngang bờ dâu xanh...

Thư gửi thày mẹ

Thơ   •   26.10.2021
Ai về làng cũ hôm nay, Thư này đưa hộ cho thày mẹ tôi. Con đi mười mấy năm rồi, Một thân bé bỏng, nửa đời gió sương. Thày đừng nhớ, mẹ đừng thương, Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi. Thày mẹ ơi! Thày mẹ ơi! Tiếc công thày mẹ đẻ người con hư.

Dù rằng...

Thơ   •   26.10.2021
Dù rằng một chữ cũng thơ Dù rằng một thoáng cũng thừa xót xa Dù rằng một cánh cũng hoa Dù rằng một nửa cũng là trái tim Dù không nói, dù lặng im, Dù sao anh cũng thương đêm nhớ ngày.

Nhớ thương ai...

Thơ   •   26.10.2021
Nằm trong phòng bệnh, trên giường bệnh, Cả một mùa đông khóc ở ngoài. Em thấy lòng em sao xuyến quá! Hình như lòng có nhớ thương ai... Yêu em, người ấy yêu em lắm! Song chỉ đau, thương, khổ ngấm ngầm,

Bến mơ

Thơ   •   26.10.2021
Bến mơ thuyền đậu, dưới thuyền mơ. Tôi đã mơ màng chuyện tóc tơ. Bỏ dở khăn thêu, nàng lẳng lặng Đến xem chàng nối mấy vần thơ. Bỗng nàng sung sướng vỗ tay reo, - Thi sĩ, chồng em, anh đáng yêu! Những vận thơ anh huyền ảo quá! Và thiêng liêng quá!

Vài nét rừng: Xanh

Thơ   •   26.10.2021
Xanh cây, xanh cỏ, xanh đồi Xanh rừng, xanh núi, da trời cũng xanh. Áo chàm cô Mán thanh thanh Mắt xanh biêng biếc một mình tương tư.

Gái xuân

Thơ   •   20.02.2022
Em như cô gái hãy còn xuân, Trong trắng thân chưa lấm bụi trần, Xuân đến, hoa mơ, hoa mận nở. Gái xuân giũ lụa trên sông Vân. Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng. Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng, Đôi tám xuân đi trên mái tóc. Đêm xuân cô ngủ có buồn không

Hoa cỏ may

Thơ   •   26.10.2021
Hồn anh như hoa cỏ may, Một chiều cả gió bám đầy áo em.

Ghen

Thơ   •   26.10.2021
Cô nhân tình bé của tôi ơi! Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười Những lúc có tôi, và mắt chỉ Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi. Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai, Đừng hôn dù thấy bó hoa tươi. Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ, Đừng tắm chiều nay biển lắm người. Tôi muố

Xuân tha hương

Thơ   •   26.10.2021
Tết này chưa chắc em về được Em gửi về đây một tấm lòng Ôi, chị một em, em một chị Trời làm xa cách mấy con sông Em đi trăng gió đời sương gió Chị ở vuông tròn phận lãnh cung Chén rượu tha hương, giời: đắng lắm

Làm dâu

Thơ   •   26.10.2021
Ngày xưa dệt cửi, chăn tằm, Em còn bé lắm, mười lăm tuổi đầu, Bây giờ cắt cỏ, chăn trâu, Bây giờ em đã làm dâu nhà người. Buồn thôi chả biết nói cười Đắng cay sống những ngày dài như năm.

Tương tư

Thơ   •   26.10.2021
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây l

Đêm Phúc Am

Thơ   •   20.02.2022
Riêng tặng Hoàng Tấn Nửa đêm nghe tiếng còi tầu Ngày mai ta lại bắt đầu ra đi Sông ngang núi trái quản gì Vượt sao cho khỏi biên thuỳ nhớ thương Hỡi ôi muôn vạn dặm đường Mây Tần lạc nẻo cố hương mất rồi Người xưa này cố nhân ơi Đã qua sông Dịch thì

Xóm cũ

Thơ   •   26.10.2021
Tôi về xóm cũ một chiều, Ngõ đi vẫn vắng nhưng nhiều hoa xoan. Có cô con gái người làng, Đêm giăng hát ví vọng sang đầu hồi.

Thái sinh cưới Ngũ nương

Thơ   •   26.10.2021
Bóng tà đã tắt hai người chia tay Độ trời mỏi cánh chim bay. Đò đưa chuyến cuối tiễn ngày sang đêm. Nhà lan ngõ trúc êm đềm 160. Đôi song đựng nguyệt bốn thềm đông hoa Giai nhân trong ngọc trắng ngà, Vốn dòng họ Triệu, tên là Ngũ nương, Từ lâu ngõ kí

Quán trọ

Thơ   •   26.10.2021
Hoa mai quán trọ trắng như sương Chen với hoa đào dưới khóm dương Dang dở một thân nơi đất khách Tết này ta lại ngắm hoa suông. Từ độ phiêu linh mãi tới giờ Xuân dàn vào tết bốn năm thưa Bốn năm biết mấy bao gian khổ Thôi để xuân sau trở lại nhà. Như

Làm dâu

Thơ   •   26.10.2021
Đường rừng sỏi đỏ như son Xe hàng một cỗ theo con ngựa gầy Lối mòn leo đá luồn cây Nhá nhem dừng lại quán này, mai xuôi.

Phơi áo

Thơ   •   26.10.2021
Xóm Tây bà lão lưng còng, Có hai cô gái lấy chồng cả hai. Gió thu thở ngắn than dài, Bà đem áo rét phơi ngoài cửa thưa.

Xây hồ bán nguyệt

Thơ   •   26.10.2021
Bính em một tấm lòng vàng Đầu xanh chịu mấy lần tang ái tình Oan Thị Kính, oán tày đình Bỗng nhiên rời bỏ kinh thành mà đi. Dở dang đã dở dang gì Dở dang cho đến thế thì... dở dang.

Thư lá vàng

Thơ   •   26.10.2021
Ngồi trên bến gió chờ nàng, Lá đưa thuyền lá vàng sang bến nào. Bờ sông thấp, nước sông cao, Lá thuyền này đã trôi vào bến anh. Vớt lên, thả xuống sao đành, Anh gửi cho mình, giữ lấy mình ơi! Này đây một chiếc lá rơi, Không, không, không phải, giấy

Lạy trời cấm cửa rừng mai

Thơ   •   26.10.2021
Tháng mười nàng bỏ khăn tang, Giờ đi cánh cửa lâu trang mở rồi. Tú Uyên! Nàng Tú Uyên ơi! Nàng còn nhớ đến con người ấy đâu! Bao nhiêu xứ bướm qua lầu, Nàng toan gieo quả kim cầu cho ai? Lạy trời cấm cửa rừng mai, Để nàng đan áo lấy vài mùa đông.

Viếng hồn trinh nữ

Thơ   •   26.10.2021
Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh, Tơ liễu theo nhau chảy xuống hồ, Tôi thấy quanh tôi và tất cả Kinh thành Hà Nội quấn khăn sô. Nước mắt chạy quanh, tình thắt lại, Giờ đây tôi khóc một người về, Giờ đây tôi thấy hồn cay đắng, Như có ai mời chén biệ

Trường huyện [Bươm bướm ngày xưa]

Thơ   •   26.10.2021
Học trò trường huyện ngày năm ấy, Anh tuổi bằng em, lớp tuổi thơ. Những buổi học về không có nón, Đội đầu chung một lá sen tơ. Lá sen vương vấn hương sen ngát, Ấp ủ hai ta, chút nhuỵ hờ Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc, Theo về tận cửa mới tan mơ. Em đ

Bước đi bước nữa

Thơ   •   26.10.2021
Xê lại gần đây, xích lại đây! Lại đây cho mẹ nhủ câu này. Mẹ không muốn thế, nhưng mà nghĩ, Bấy lâu mẹ đã nhiều đắng cay. Kể con giờ cũng lớn khôn rồi, Chín suối cha con hẳn ngậm cười. Mẹ muốn bước đi thêm bước nữa, Còn đàn em nhỏ cậy con nuôi.

Nhớ người trong nắng

Thơ   •   26.10.2021
Hà Nội có hồ loạn tiếng ve, Nắng dâng làm lụt cả trưa hè. Năm xưa một buổi đương mưa lụt Tôi tiễn chân người sang biệt ly. Từ buổi về đây sầu lại sầu, Người xa vời quá ai thương đâu! Tôi đi ngửa mặt trên hè vắng, Xem những cành cây nó cưới nhau. Nhớ

Gặp nhau

Thơ   •   20.02.2022
Bữa nay trở rét rồi đây Tôi còn ở lại trên này với anh Bốn bề rừng rậm non xanh Bơ vơ hai cái chung tình gặp nhau. Chúng mình còn có gì đâu Sống trong đau khổ đi vào sầu thương Ruột tằm đứt cả tơ vương Ái ân sang đến nửa đường lại thôi Rượu c

Hoa với rượu

Thơ   •   26.10.2021
Thấy rét, u tôi bọc lại mền, Cô hàng cất rượu ủ thêm men. Mẹ cha mất sớm còn em nhỏ, Say cả tư mùa cho khách quen. Em nhỏ là Nhi, bạn nhỏ, tôi, Suốt ngày hai đứa nhẩn nha chơi. Chị Nhi bán rượu đôi chiều chợ, Vẫn nhớ mua quà cho cả đôi.

Tựu trường

Thơ   •   26.10.2021
Những nàng thiếu nữ sông Hương, Da thơm là phấn, môi hường là son. Tựu trường san sát chân thon, Lao xao nón mới, màu son sáng ngời. Gió thu cứ mãi trêu ngươi Đôi chân áo mỏng tơi bời bay lên. Dịu dàng đôi ngón tay tiên Giữ hờ mép áo làm duyên qua đư

Đoá hoa hồng

Thơ   •   20.02.2022
Thưa đây, một đoá hoa hồng Và đây một án hương lòng hoang vu Đầu bù trở lại kinh đô Tơ vương chín mối sầu cho một lòng Tình tôi như đóa hoa hồng Ở mương oan trái, trong lòng tịch liêu Kinh đô cát bụi bay nhiều Tìm đâu thấy một người yêu hoa hồng?

Ngũ nương gặp Thái sinh rồi bỏ đi

Thơ   •   26.10.2021
1395. Lần lần đàn hát đó đây, Mùa xuân hết chín mươi ngày như chơi. Nắng lên đã chói quê người, Tiền sen đã đúc xanh tươi mặt hồ, Nghe đồn sắp đến kinh đô, 1400. Ngũ nương lòng những nửa lo nửa mừng. Phần lo duyên phận nửa chừng,

Đêm cuối cùng

Thơ   •   26.10.2021
Hội làng mở giữa mùa thu, Giời cao, gió cả, giăng như ban ngày. Hội làng còn một đêm nay, Gặp em còn một lần này nữa thôi! Phường chèo đóng Nhị độ mai, Sao em lại đứng với người đi xem? Mấy lần tôi muốn gọi em, Lớp Mai Sinh tiễn Hạnh Nguyên sang Hồ.

Bạc tình

Thơ   •   26.10.2021
Giết nửa đời nhau còn chả chán, Thôi em chờ đợi đến bao giờ? Giang hồ từ bé, anh hư lắm, Lưu lại mười phương chán đợi chờ. Anh viết thơ này một tối sâu, Ngoài trời thổn thức trận mưa ngâu. (Đêm nay hai đứa chung tình ấy, Khóc ướt trần gian để biệ

Bướm nói điêu

Thơ   •   20.02.2022
Em thấy đời em trống trải nhiều Vì đời em chả có ai yêu Đời em là một vườn hoa nở Bướm hẹn về, rồi bướm nói điêu...

Ngưu Lang Chức Nữ

Thơ   •   26.10.2021
Sông Ngân nước chảy hững hờ, Ngưu Lang ngồi khóc bên bờ sông Ngân. Một năm gặp được mấy lần? Anh khổ vô ngần, Chức Nữ em ơi! Đôi ta chẳng đẹp lòng giời, Một dòng nước bạc

Chiều

Thơ   •   26.10.2021
Năm cánh hoa mưa cụp lại rồi, Nắng tàn loáng thoáng chạy qua soi. Vài cô gái Mán lưng đeo phẻn Ne một đàn trâu xuống dưới đồi.

Vô tình

Thơ   •   26.10.2021
Ba năm trở lại đất Hà Đông, Người cũ Cô Oanh má vẫn hồng, Tóc vẫn bỏ lơi, răng vẫn trắng, Vẫn ngồi lơ đãng liếc qua song. Nhưng vẫn vô tình với khách thơ Qua đường hai mắt ngại ngùng đưa, Mà hai mắt ấy lâu nay vẫn Riêng đề nhìn ai trong giấc mơ.

Nhà cô thôn nữ

Thơ   •   26.10.2021
Vợ tôi chỉ thích quay tơ, Chỉ quen kéo kén, chỉ ưa chăn tằm. Vợ tôi dệt lụa quanh năm Chỉ hiềm một nỗi không làm được thơ Rõ rành điều nhặt, điều thưa, Mình tôi thơ cũng đủ thừa thanh danh...

Tình tôi (I) [Oan uổng]

Thơ   •   26.10.2021
Tình tôi là giọt thuỷ ngân, Dù nghiền chẳng nát, dù lăn vẫn tròn. Tình cô là đoá hoa đơn, Bình minh nở để hoàng hôn mà tàn. Lòng tôi rối những tơ đàn, Cao vời những ước, đầy tràn những mơ. Lòng cô chẳng có dây tơ, Ước sao đến thấp mà mơ đến nghèo!

Giối giăng

Thơ   •   26.10.2021
- Sum họp đôi ta chốc bấy lâu, Tình tôi với mợ tưởng cùng nhau, Trăm năm đầu bạc duyên còn thắm, Tôi có ngờ đâu đến thế đâu! Liệu tôi không sống đến ngày mai, Mợ có thương tôi lấy một vài... Ở lại nuôi con khôn lớn đã, Ôm cầm tôi dám tiếc thuyền ai..

Khóc Nguyễn Nhược Pháp

Thơ   •   20.02.2022
Buồn xao xuyến quá, sương mù Buồn xao xuyến quá, mùa thu vừa tàn Ai đem bứt hết lá vàng Dệt làm khăn liệm đám tang muôn đời Thương anh chẳng nói nên lời Giờ đây anh đã ra người ngày xưa… Ví dù còn một đường tơ Cũng xin rút nốt thành thơ khóc người Ng

Xuôi đò

Thơ   •   26.10.2021
Hôm nay dưới bến xuôi đò, Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau. Anh đi đấy, anh về đâu, Cánh buồm nâu... cánh buồm nâu... cánh buồm...

Những bóng người trên sân ga

Thơ   •   26.10.2021
Những cuộc chia lìa khởi tự đây, Cây đàn sum họp đứt từng dây. Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc, Lần lượt theo nhau suốt tối ngày... Có lần tôi thấy hai cô bé, Sát má vào nhau khóc sụt sùi. Hai bóng chung lưng thành một bóng,

Nỗi gian truân trên đường lên Trường An tìm chồng

Thơ   •   26.10.2021
1275. Trên đầu hai nếp khăn tang, Một tờ tranh một cây đàn tả tơi. Mùa đông rét cắt da trời, Gió giàn trước mặt, sương phơi đầy đồng. Một thân sương gió não nùng, 1280. Bờ đê: này chỗ đưa chồng năm xưa. Gió xe tơ, liễu bơ phờ, Nàng còn dừng lại ngẩ

Thoi tơ

Thơ   •   26.10.2021
Em lo gì giời gió, Em sợ gì giời mưa, Em buồn gì mùa hạ, Em tiếc gì mùa thu. Em cứ yêu đời đi! Yêu đời như thuở nhỏ. Rồi để anh làm thơ, Và để em dệt lụa. Lụa dệt xong may áo, Áo anh và áo em. May áo nếu lụa thiếu, Xe tơ em dệt thêm.

Vô duyên

Thơ   •   26.10.2021
Vô duyên là sợi tơ hồng, Xe cô trinh nữ lấy chồng hôm qua. Xuân tàn rồi, hết mùa hoa, Đường gần bướm vắng, đường xa bướm về. Ngõ làng rơi lắm lá tre, Vườn suông chỉ có hoa chè rụng mau. Thế thôi, còn có gì đâu? Có cô hàng xóm hái giầu bằng tay

Hành phương Nam

Thơ   •   20.02.2022
Gửi Văn Viễn Đôi ta lưu lạc phương Nam này Trải mấy mùa qua én nhạn bay Xuân đến khắp trời hoa rượu nở Mà ta với người buồn vậy thay Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu Mà không uống cạn mà không say Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã Mà áo khinh cừu không ai may N

Không đề (II)

Thơ   •   26.10.2021
Có chiếc thuyền nằm trên cát mịn Có đàn trâu trắng lội ngang sông Có cô thợ nhuộm về ăn Tết, Sương gió đường xa rám má hồng.