Tiếng nói nhà văn: Tháng bảy mưa ngâu
Tháng 7 - tháng “thất”…thiệt, nhắc mỗi người dân Việt nhớ về những mất mát đau thương của 1/3 kỷ nguyên chiến tranh đẫm máu. Chúng ta đã đổi máu xương để giành lại đất nước thống nhất, đã tạm thời đuổi được lũ ngoại bang xâm lược phương Tây, đã ghép nối 2 mảnh thân thể về một khối thống nhất…
Nội dung bài thơ: Tiếng nói nhà văn: Tháng bảy mưa ngâu
Tháng 7 - tháng “thất”…thiệt, nhắc mỗi người dân Việt nhớ về những mất mát đau thương của 1/3 kỷ nguyên chiến tranh đẫm máu. Chúng ta đã đổi máu xương để giành lại đất nước thống nhất, đã tạm thời đuổi được lũ ngoại bang xâm lược phương Tây, đã ghép nối 2 mảnh thân thể về một khối thống nhất…
Nhưng xin đừng nói tới cái ta “Được” nữa, bởi chúng ta đã nghĩ, đã nói, đã hô nhiều lắm rồi. Hãy nhìn lại xem, đã hơn 40 năm ngày thống nhất non sông, đất nước vẫn chưa qua được đói nghèo, lạc hậu; chưa có dân chủ, tự do và dĩ nhiên đại bộ phận nhân dân chưa có hạnh phúc. Nạn tham quan, cướp bóc, bóc lột, sách nhiễu vẫn diễn ra hằng giờ, hằng ngày, hằng tháng, hằng năm, Cái lý tưởng của Đảng Cộng sản VN, của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh ban đầu đang lộ dần sự bất cập khi các thế hệ Đỏ kế nhiệm không hoàn thành sứ mạng như lời thề thiêng liêng mà cha ông truyền lại là: làm cách mạng để giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ ngoại bang, bảo toàn non sông gấm vóc, để người cày có ruộng, để người dân được tự do, để trẻ được học hành, để người ốm đau được chữa trị…để toàn dân bình đẳng, được hưởng sự công bằng và ra sức cống hiến, dựng xây đất nước ngày một phồn vinh…
Chúng ta đã mất mát hy sinh quá lớn lao và dai dẳng. Tuy vậy nhân dân ta vẫn còn yêu Đảng và hy vọng Đảng vẫn là của Dân, vì Dân và vì Nước; vì vậy, từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm người dân vẫn cam chịu mọi sứ “bất ổn” của thực trạng xã hội, cam chịu sự bất công, cam chịu sự nhũng nhiễu của lớp quan lại “đỏ”, cam chịu đến nhẫn nhục để không làm xấu thêm tình hình, không làm đất nước rơi vào hỗn loạn trước sự khiêu khích, xâm lấn của bọn “nước lớn” Tàu Cộng, hy vọng Đảng và Nhà nước có những quyết sách đúng đắn nhất để đưa đất nước vượt qua khó khăn muôn vàn mà do chính sự quan liêu, bảo thủ, biến chất của những kẻ ngoi lên bằng mọi cách để nắm quyền thống trị đất nước gây ra.
Chúng ta (xin đại ngôn vậy khi nói về những thế lực cầm quyền hiện tại – bởi tôi cũng là một đảng viên của Đàng Cầm Quyền và cũng từng là một công chức nho nhỏ của chính quyền ấy) đang rất có lỗi với Nhân dân và Đất nước. Chúng ta đang rất có tội với bao đồng bào, đồng chí đã ngã xuống, cả với những người Việt từng ở phía chiến tuyến bên kia bởi chúng ta đã dùng xương máu của họ giành lấy giang san và chế độ nhưng chúng ta chưa thực hiện được lời nguyền thời sơ khai Cộng sản, và Chúng Ta có thể thực hiện được không khi thực tế xã hội ngày càng chia rẽ giàu - nghèo, chủ - tớ, dưới - trên. Đất nước càng ngày càng nghèo đi, từ tài nguyên, khoáng sản, từ màu mỡ đất đai, từ củ khoai hạt lúa. Thế nước yếu đi trước sự vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt của các nước láng giềng đầy dã tâm, thù địch; Lòng dân vơi vai dần với những “đầy tớ” không thật sự trung thành với nghĩa tình và quyền lợi của chính họ…đó là một nguy cơ, một nỗi buồn, một nỗi nhục mà ai là người Việt cũng phải nhìn ra. Nhìn ra để bỏ bớt thói hư tật xấu, để biết thương mình thì phải thương Nước, thương Dân. Biết xấu hổ vì sự lừa dối của chính mình – những ông quan bà lại ăn lương dân mà tự biến mình thành loài đỉa đói hút máu của nhân dân, trở thành đối tượng đấu tranh của luật pháp, của lương tâm và công lý. Những kẻ phản bội ấy, cho dù các người có giàu có đến đâu cũng không thể vẻ vang trước xã hội, cũng sẽ là đối tượng truy nã muôn đời của các thế hệ cháu con.
Tháng 7…mưa ngâu. Dù mưa hay nắng thì những người Việt chúng ta đều chẳng thể mỉm cười trước vạn triệu tấm bia có tên và không tên trên các nghĩa trang, nghĩa địa, hoặc từng nắm đất xẻng bùn khi bất chợt hoặc cố tình tìm mót được một sợi tóc, mẩu xương trong đó. Những nghĩa trang Đường 9, Trường Sơn; những Thành cổ Quảng Trị, Ngã ba Đồng Lộc, Sơn Mỹ, Truông Bồn, Lèn Hà, Vỵ Xuyên…quyết không thể trở thành những điềm vui chơi, du lịch; càng không thể là những cái thùng mở cửa xin bố thí tình thương và sự hỷ xả của khách qua đường. Những nơi thiêng liêng đó là biểu tượng của sự hy sinh, là những khối nợ với Nước Non mà chúng ta và hậu thế phải trả. Thịt xương đã hòa vào đất - đất phải nở hoa hạnh phúc, máu đào đã biếc vào sông - sông phải dâng hiến phù sa, phải biết chở mãi những đau thương hôm qua về cho hậu thế. Khói hương lên trời không chỉ để làm mây trắng…
Để tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ, Thương bệnh binh và nhân dân đã hy sinh máu xương , cuộc sống của mình cho sự trường tồn của Tổ quốc, Bùi Quang Thanh đưa một số bài thơ của mình đã viết về đề tài TBLS để bạn đọc cùng cảm nhận và sẻ chia.
HÀ ƠI!*
Chén rượu trắng chắc em không biết uống
Khói hương thơm bay hết cả lên trời
Giọt lệ anh rơi vào lòng đất
Có ấm chỗ em nằm? Hà ơi!
Mười chị em ngủ hai tám năm trời
Ngàn thông xanh như tóc em mười bảy
Cụm sả ai trồng thơm trong nắng cháy
Thay hương bồ kết bạn anh mong
Tiểu đội đã dàn hai hàng ngang ngoảnh mặt xuống đường
Hố bom Mỹ chắn ngang sâu xoáy ruột
Chị Tần thương em không cho em đứng trước
Lúc hy sinh, Hà ơi có nguyên lành?
Chẳng hiểu sao mỗi lần anh đến thăm
Hoa cỏ may níu dày hơn một chút
Những hạt ngâu màu buồn không chịu được
Cứ rưng rưng như muốn nói điều gì…
Hãy yên lòng bên các chị, ngủ đi
Đừng sợ tiếng quạ kêu
Đừng sợ bom lại nổ
Màu hoa đỏ cành bông trang bên mộ
Nhắc anh không quên được một thời
Ngã ba này, những mất mát – Hà ơi!
Đồng Lộc, tháng 8/1996
* Võ Thị Hà là em út của Tiểu đội nữ TNXP bị bom Mỹ giết hại ở Ngã ba Đồng Lộc. Cô hy sinh năm 17 tuổi.
TÌNH THƯ
(Kính viếng Liệt sĩ Võ Thị Tần)
Chị ngã xuống rồi tình thư vẫn đi
Như mũi tên của Nữ thần Tình yêu bay về vĩnh cửu
Xuyên qua những con đường máu lửa
Trên vai người giao bưu
Chị ngã xuống rồi, lời tin lời yêu
Chẳng thành trầu cau – thành hòn máu đỏ
Để tình thư gơị thương gợi nhớ
Lặn lội đi tìm địa chỉ người yêu
Chị xa lắm rồi – những lớp đất nâu
Cỏ và hoa đan đầy mộ chí
Nơi ngày xưa bom vùi Mười Chị
Hậu thế xòe tay những tượng đài
Nơi ngày xưa chị run nét bút
Thư thành địa chỉ của Ngày mai.
Trong đoàn người dâng hương Đồng Lộc
Có ai nhận ra sắc đỏ máu mình?
1998
ĐỐI MẶT VỚI TỬ THẦN
(Viết về chiến công của Dũng sĩ gạt bom Uông Xuân Lý)
Khi lưỡi gạt chiếc máy ủi cà vào vỏ quả bom nổ chậm
Tiếng rít rên như cánh cửa tử thần
Những lọn tóc sau gáy anh đội mồ hôi đứng dậy
Chân ga chùng, tay số bỗng phân vân
Nắng Đồng Lộc đỏ
Trời Đồng Lộc trong
Nước mắt mặn trên môi đồng đội
Có trái tim người con gái
nấc nghẽn phía sau anh
Đồng Lộc
Nghìn tấn bom dội trên lưng
Nghìn tấm lưng thịt xương giữ con đường huyết mạch
Trời có thể nghiêng trong tiếng bom
Xe không thể một giờ ùn tắc!
Mặc nỗi sợ dựng lên từng vón tóc
“Nó” đây rồi! Bánh xích cứ trườn lên…
Gạt quả bom ra khỏi tim đường
Đẩy thần chết đến ngoài tầm nguy hiểm
Anh xỉu xuống trong tiếng hồ thông tuyến
Có cặp mắt vừa khóc vừa cười của cô gái sát môi anh.
Đồng Lộc, 5/1984.
Bài thơ Tiếng nói nhà văn: Tháng bảy mưa ngâu của tác giả Nhà thơ Bùi Quang Thanh, được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.
Nhà thơ Bùi Quang Thanh
Nghệ danh: Bùi Quang Thanh
Tên thật: Bùi Quang Thanh
Xem thêm: Tiểu sử Tiểu sử, cuộc đời, tác phẩm và phong cách sáng tác thơ Bùi Quang Thanh
Nhà thơ Bùi Quang Thanh,Thơ Bùi Quang Thanh,Nhà thơ Bùi Quang Thanh, Thơ Bùi Quang Thanh
Trái đất này đâu chỉ của hôm nay
Gửi nghệ sỹ nhiếp ảnh Minh Chiến
Nỗi nhớ này cháu phải viết thành thơ
Thơ vui nhân họp báo về dân số
Phần một, Phần hai & Phần ba tập "Bùi Quang Thanh Thơ"
Viết sau trận thắng của tuyển bóng đá VN trước Singapore
Lời bày tỏ của người thợ sơn tràng
Chùm: Những câu thơ rất khó xuống dòng
Tản mạn từ Blog Bùi Quang Thanh
Tiếng nói nhà văn: Tháng bảy mưa ngâu
Bên tượng đài anh hùng Phan Đình Giót
Viết nhân sự kiện Trường Sa và an ninh Biển Đông
Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Trung cộng