Từ chối
Mang cơn dông trong một hồn đầy, những nhớ thương cùng dĩ vãng. Chiều thu bay cố nhớ thành phố tươi cười, vườn cây trái mương tràn sông, hoa điên cỏ dại. Còn muốn sống như nguồn nước đổ, sao em trả lời bằng bệnh viện mắt kín mưa đêm? Người ta muốn th
Nội dung bài thơ: Từ chối
Mang cơn dông trong một hồn đầy, những
nhớ thương cùng dĩ vãng. Chiều thu bay
cố nhớ thành phố tươi cười, vườn cây
trái mương tràn sông, hoa điên cỏ dại.
Còn muốn sống như nguồn nước đổ, sao
em trả lời bằng bệnh viện mắt kín mưa đêm?
Người ta muốn thay đổi. Từ một giọt đất
nồng lên nhựa cây lên mật hoa. Từ một
quãng tối tăm thành con chim trên ngực
áo, ở đấy tiếng đập tim và hơi thở quyến
luyến cho đẹp những hình ảnh ôm ấp đắm
say mái tóc. Cuộc đời là một đứa trẻ con
bị hắt hủi sẽ lớn lên và người ta cần thay đổi.
Trong cánh tay ôm của người tình lạnh lùng
bí mật như đêm khuya, em ngã vào để biết
mình nhảy qua hai bờ vực không.
Một thi sĩ nào đã nhủ: khi đặt một bàn tay
vào lòng một bàn tay thì hai bàn tay đã hoá
thành đôi chim sẻ. (nhưng đừng là những
bàn tay lạnh giá. Ôi, nỗi chết)
Giữa sống và mình, giữa chết và mình không
ngăn cách đừng tìm kiếm. Ði vào đám đông,
ngủ cô đơn trên giường bệnh hay sẽ nằm
mãi mãi ngoài nghĩa địa vẫn chẳng có gì khác lạ.
Ðứa trẻ bị hắt hủi đòi được dong chơi
hè phố cùng người thân hay nằm giữa
cánh đồng đêm sao mùa hè mà ngó.
Chân lí ngây thơ là đứa trẻ đặt trái tim
lên bàn tay ngửa và muốn mọi người bắt chước.
Hơi thở sẽ chuyển dời kẻ tình địch lạnh
lùng bí mật như đêm khuya lẩn lút ngoài
bãi trống - định luật tự nhiên êm như
một hơi thở ấm đầu tiên trở lại.
Bài thơ Từ chối của tác giả Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền - Dzư Văn Tâm, được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền - Dzư Văn Tâm
Nghệ danh: Thanh Tâm Tuyền
Tên thật: Dzư Văn Tâm
Xem thêm: Tiểu sử Tác giả Thanh Tâm Tuyền - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Thanh Tâm Tuyền, Thơ Thanh Tâm Tuyền, Tập thơ Liên - Đêm - Mặt trời tìm thấy
Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest