Vết sẹo của nỗi buồn chái bếp
Hai ba tháng chạp khói nhang thay khói bếp chim sẻ sà xuống bên chuồng gà nhặt thóc lũ chim nói tiếng người rất thạo đóiđóiđóiđóiđóiđóiđó đóiđóióióióióióóóiiiiiiiiii trong mùi khói nhang manh nha chuyển động hài cốt ông táo về trời bỏ lại cục đấ
Nội dung bài thơ: Vết sẹo của nỗi buồn chái bếp
Hai ba tháng chạp khói nhang thay khói bếp
chim sẻ sà xuống bên chuồng gà nhặt thóc
lũ chim nói tiếng người rất thạo
đóiđóiđóiđóiđóiđóiđó đóiđóióióióióióóóiiiiiiiiii
trong mùi khói nhang manh nha chuyển động hài cốt
ông táo về trời bỏ lại cục đất nung
tôi xức thuốc vào nỗi buồn
vết sẹo loang mủ
nước mắt bốc hơi trên mái tôn hạt mè phủ bồ hóng
chùm củ tỏi củ hành đung đưa giàn bếp
bó giang khô chờ vài hôm nữa chẻ lạt gói bánh [tét +chưng +rò +ú...]
những que củi gầy rạc như nông dân xám xịt chờ ngày hoá lửa
nồi niêu méo xệch phơi đít đen thui đen thủi
chum vại lăng quăng diễn xiếc
chúng không biết tiếng thở dài của loài người
nên chúng uốn mình nhảy múa
tôi xức thuốc vào nỗi buồn nỗi buồn bảo tôi đừng nghe loài người nói nữa
đừng nhớ tên loài người nữa
bởi lời nói rất mơ hồ không rõ là của kẻ nào
như tiếng nước reo trong ấm nước
hay bước nhảy của những con lăng quăng xấu số trong ấm nước sôi
cục than hồng muốn nói về một ngày mai rất sáng
nhưng tiếng nói vừa dứt nó đã thành tro
khói bếp chảy xuyên qua tôi
những vết sẹo của nỗi buồn khô dần thành bồ hóng.
Bài thơ Vết sẹo của nỗi buồn chái bếp của tác giả Nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng, được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.
Nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng
Nghệ danh: Lãm Thắng, Lam Thuỵ
Tên thật: Nguyễn Lãm Thắng
Xem thêm: Tiểu sử Tác giả Nguyễn Lãm Thắng - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Nguyễn Lãm Thắng, Thơ Nguyễn Lãm Thắng
Tiếng bước chân lê không hở mặt đất
Lũ ve quần hội trên tán cây kêu từ sáng đến tối
Nửa đêm mưa nghe cái chân lạnh ngắt
Trưa mùng tám Tết nơi đó mùa đang rụng trứng [gà]
Con chim đen hót bên dòng sông đỏ