Nhà em [Xa cách]
Nhà em cách bốn quả đồi, Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng. Nhà em xa cách quá chừng, Em van anh đấy, anh đừng yêu em!
Nội dung bài thơ: Nhà em [Xa cách]
Nhà em cách bốn quả đồi,
Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng.
Nhà em xa cách quá chừng,
Em van anh đấy, anh đừng yêu em!
Bình luận của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn về bài thơ Xa cách:
Cái hơn người ở Nguyễn Bính là hồn quê. Điều này từ lâu đã trở thành hiển nhiên. Nhưng cứ giả định: chỉ viết riêng bằng hồn quê đó thôi, liệu Nguyễn Bính có như là Nguyễn Bính mà ta vẫn thấy nữa không? có khác một nhà ca dao không? Nguyễn Bính trước hết vẫn là một nhà Thơ mới.
Tôi cho rằng: chính một sự hoà hợp nào đó giữa hồn Thơ mới và hồn quê mới làm nên tác giả Lỡ bước sang ngang (1940), Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân (1941), Mây Tần (1942), Mười hai bến nước (1942), v.v... Cố nhiên, nói hoà hợp là đối với cả một hồn thơ, là thuộc cấu trúc bề sâu của một điệu tâm hồn.
Còn ở từng bài, có thể bài này phong vị ca dao trội hơn, bài kia chất Thơ Mới lại đậm hơn là hoàn toàn thông thường.
Trách Nguyễn Bính không “quê mùa hẳn”, cũng như coi yếu tố Thơ Mới chen vào làm mất tính cách thuần khiết ca dao là chỗ hỏng, chỗ đáng chê của Nguyễn Bính, e rằng oan cho cái tạng thơ ấy.
Bài thơ Nhà em [Xa cách] của tác giả Nhà thơ Nguyễn Bính - Nguyễn Trọng Bính, được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.
Nhà thơ Nguyễn Bính - Nguyễn Trọng Bính
Nghệ danh: Nguyễn Bính
Tên thật: Nguyễn Trọng Bính
Xem thêm: Tiểu sử Tác giả Nguyễn Bính - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Nhà em,Nguyễn Bính
Trường huyện [Bươm bướm ngày xưa]