Tác giả Bích Khê - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác

Thơ   •   Thứ sáu, 12/11/2021, 00:07 AM

Tác giả Bích Khê - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác

Nghệ danh: Bích Khê

Tên thật: Lê Quang Lương

Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Bích Khê 

Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.

Bích Khê quê ở xã Phước Lộc, quận Sơn Tịnh, tỉnh Quảng-Ngãi, nay thuộc tỉnh Nghĩa Bình, nhập tịch và cư trú tại quận lỵ Thu Xà cùng tỉnh.

Ông là con thứ chín của một gia đình nho học, ông nhà thơ từng tuẫn tiết vì không chịu theo Nguyễn Thân đàn áp cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng; cha ông thì tham gia phong trào Đông du của Phan Bội Châụ.

Bích Khê học tiểu học ở quê nhà và ở Đồng Hới, trung học học ở Huế, sau đó ra Hà Nội học ban trú tài nhưng nửa chừng bỏ dở. Năm 1934 cùng người chị ruột Ngọc Sương vào Phan Thiết mở trường dạy học tư và học thêm. Năm 1936, người chị bị sở mật thám Pháp bắt, trường tan vỡ, ông trở lại quê nhà đóng cửa làm thơ.

Năm 1937 Bích Khê bị bệnh phổi, sau khi điều trị trở về, lên sống trên núi Thiên Ấn thuộc Quảng Ngãi, tiếp tục sáng tác, rồi lại xuống biển, và lang thang trên một chiếc thuyền quanh các ngã Sa Kỳ - Trà Khúc. Năm 1938, nhà thơ lại cùng chị vào Phan Thiết mở trường dạy học, được vài năm bị thực dân Pháp đóng cửa.

Năm 1941, ông dạy học ở Huế. Năm 1942, bệnh phổi của nhà thơ tái phát, ngày càng nặng, trở về Thu Xà sống những năm tháng cuối cùng với tâm trạng đau đớn, khắc khoải, song vẫn không ngừng sáng tác. Ông mất ngày 17 tháng 1 năm 1946, lúc mới 30 tuổi.

Sinh thời, Bích Khê chỉ mới cho in tập thơ Tinh huyết (1939); nhưng ông còn để lại 4 tập thơ khác chưa xuất bản là Tinh hoa (1938 - 1944); Đẹp (1939); Ngũ hàng sơn; Dòng thơ cũ (1931 - 1936) và một tập tự truyện cũng chưa xuất bản, lấy tên Lột truồng.

Là một tác giả được chú ý trong làng thơ mới trước năm 1945 với những bài thơ tượng trưng (Duy tân, Tỳ bà, Nhạc, Mộng cầm ca,...), những bài thơ vừa tượng trưng vừa nhục cảm (Tranh loã thể, Xác thịt, Sắc đẹp,...), thơ Bích Khê mang rõ phong cách "trường thơ loạn" của nhóm Hàn Mặc Tử, xuất hiện vào giữa cuối trào lưu thơ mới.

Trước khi đến với Thơ mới, một thời gian dài (1931-1936), Bích Khê đã viết ca trù, thơ Đường luật, và đăng trên các báo Tiếng DânTiểu thuyết thứ NămNgười mới...Sau 1937, ông chuyển hẳn sang làm "thơ mới" do sự tác động của Hàn Mặc Tử và chịu nhiều ảnh hưởng của nhà thơ vắn số này...

Người lưu giữ thơ Bích Khê đầy đủ nhất là thi sĩ Quách Tấn. Năm 1971, Quách Tấn viết và cho xuất bản cuốn Đời Bích Khê. Năm 1975, ông cho in Thơ Bích Khê (Nhà xuất bản Nghĩa Bình, 1988) và Bích khê tuyển tập (Hà Nội, 1988)...

Bích Khê và Hàn Mặc Tử là hai số phận có những nét tương đồng: cả hai đều từ thơ cũ (thơ Đường luật) chuyển sang thơ mới, đều mắc bệnh nan y, đều tài hoa và chết trẻ.

Năm 1935, Hàn Mặc Tử ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm, cháu Bích Khê, nên Hàn biết người cậu trẻ này. Buổi gặp gỡ giữa hai thi sĩ diễn ra khá nhạt nhẽo. Mãi đến năm 1937, khi Bích Khê đọc được những sáng tác của Hàn trong tập Đau thương (bản đánh máy), ông mới thực sự cảm phục mà thư từ qua lại.

Gần cuối năm 1938, Bích Khê gửi cho Hàn Mặc Tử nhiều thơ, bị trả lại kèm theo lời khiêu khích mỉa mai (cốt làm cho chàng tức). Ông xé nát tập thơ đó và thề là Trong sáu tháng sẽ trở nên một thi sĩ phi thường, bằng không sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện làm thi sĩ nữa'. Ngờ đâu sự hằn học của chàng đã bật nẩy thiên tài của chàng ra...chỉ trong vòng ba tháng thôi, chàng đã viết được tập thơ bằng máu huyết, tinh tủy và châu lệ, tất cả say sưa đắm đuối của một tâm hồn thi sĩ...Cuối năm 1939, tập thơ ra đời với bài tựa do Hàn Mặc Tử viết, đã gây nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ.

Sau, Mộng Cầm có chồng, thấy Hàn Mặc Tử cứ đau khổ mãi, trong một lần ra thăm, Bích Khê tặng cho Hàn bức ảnh của ông chụp với chị Ngọc Sương rồi giới thiệu là chị mình cũng am hiểu văn chương và rất thích thơ Hàn.

Đối ảnh sinh tình, Hàn Mặc Tử viết bài Người Ngọc. Trong bài, hai chữ Ngọc Sương được lồng vào thơ một cách kín đáo: Ta đề chữ ngọc trên tàu lá - Sương ở cung thiềm giỏ chẳng thôi - Tình ta khuấy mãi không thành khối - Nư giận đòi phen cắn phải môi...(khi biết chuyện, Ngọc Sương đã yêu cầu em dừng ngay trò mai mối lại).

Ngày 11 tháng 11 năm 1940, Bích Khê như người mất hồn vì sự ra đi của Hàn mặc Tử - người bạn thơ mà ông hết lòng mến yêu.

Và theo Trần Thị Huyền Trang, Hàn Mặc Tử mất (1940), Trường thơ Loạn bắt đầu tan rã. Mặc dù Yến Lan, Chế Lan Viên và Bích Khê vẫn chơi thân với nhau, song không còn ai tha thiết với việc duy trì hoạt động Trường thơ. Nó còn tồn tại một thời gian nữa, rải rác trong các sáng tác của Bích Khê và kết thúc cùng với sự qua đời của "người công dân trung thành của vương quốc (Trường thơ Loạn)" là Bích Khê vào năm 1946.

Một số nhận xét về nhà thơ Bích Khê

Trong lời tựa tập thơ Tinh huyết của Bích Khê, Hàn Mặc Tử viết:

Ta có thể sánh văn thơ của Bích Khê như đóa hoa thần dị... Và đem phân chất, ta sẽ thấy thơ chàng gồm có ba tính cách khác nhau: Thơ tượng trưng, thơ huyền diệu và thơ trụy lạc...Sự điên cuồng ấy uyên nguyên ở một phần thiên tài, và ở một phần sự "Đau khổ"...

Theo Hoài Thanh và Hoài Chân thì Bích Khê có những câu thơ hay nhất Việt Nam, như:

Ô! hay buồn vương cây ngô đồngVàng rơi, vàng rơi thu mênh mông...

Hay:

Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?Nàng là hương hay nhan sắc lên hương...

Nhưng liền sau đó hai tác giả thú nhận:

Tôi chưa thể nói nhiều về Bích Khê. Tôi đã đọc không biết mấy chục lần bài Duy Tân. Tôi thấy trong đó những câu thơ thật đẹp. Nhưng tôi không dám chắc bài thơ đã nói hết cùng tôi những nỗi niềm riêng của nó. Hình như vẫn còn gì nữa...Còn các bài khác hoặc chưa xem hoặc mới đọc có đôi ba lần. Mà thơ Bích Khê, đọc đôi ba lần thì cũng như chưa đọc...

GS. Nguyễn Huệ Chi nhận xét:

Thơ Bích Khê mang rõ phong cách Trường thơ Loạn. Và tính chất tượng trưng là đặc điểm quán xuyến toàn bộ thơ Bích Khê. Làm tăng tính chất tượng trưng ấy là màu sắc được sử dụng êm dịu, chói chang hay huyền ảo; và âm thanh tạo nên chất nhạc du dương cho khá nhiều bài. Tính tượng trưng đôi khi làm biến dạng hẳn cảm giác thực của người đọc và gây nên những ảo giác, khi tiếp xúc với đối tượng diễn tả của Bích Khê; cái chết rùng rợn thành hương sắc, khoái cảm xác thịt trở thành ghê gợn, và ngay cả màu sắc, âm thanh cũng không còn là màu sắc, âm thanh nữa mà trở nên hư hư, thực thực...Tuy nhiên, bút pháp tượng trưng đặc sắc và luôn tìm tòi cái mới ấy, vẫn không che giấu được hai nguồn cảm hứng thường trộn vào nhau và hằn rõ trong thơ Bích khê, đó là nhục cảm và cuồng loạn...

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, thì:

Với 'Tinh huyết', "Thơ mới" chuyển từ lãng mạn sang tượng trưng và siêu thực. Ở 'Tinh huyết' phần lớn là bí hiểm, nhưng vẫn có thể nhìn thấy trong đó một hồn thơ đắm đuối, cuồng nhiệt. Nhà thơ có nhiều tìm tòi đổi mới thơ ca theo hướng chủ nghĩa hiện đại, đi sâu vào cõi vô thức. Có một số bài, một số câu ý tứ mới mẻ, nhạc điệu du dương...

Các tác phẩm trong sự nghiệp cầm bút của Bích Khê

Các sáng tác của Bích Khê gồm:

  • Tinh Huyết (1939): tác phẩm duy nhất ra đời khi ông còn sống và rất được người yêu thơ chú ý.

Bốn tập thơ và một tập tự truyện chưa xuất bản, gồm:

  • Tinh Hoa (sáng tác từ 1938 đến 1944)
  • Mấy dòng thơ cũ (tập hợp khoảng 100 bài thơ đường luật đã đăng trên các báo từ 1931-1936)

icon Tác giả Bích Khê, Thơ Bích Khê, Lê Quang Lương

Tổng hợp

Tác phẩm tiêu biểu của Bích Khê

Ảnh ấy

Thơ   •   12.11.2021
Anh ấy mơ màng trong ảnh ấy Người em lãng mạn quá đi thôi Anh nhìn trân trối, anh tơ tưởng Anh ngỡ là em đứng đấy rồi. Anh tính ôm chầm lấy mắt mơ Lấy môi lấy má... lấy ngây thơ Để anh nút ớn mùi hương ấm Của một tình yêu giận hững hờ! Anh tính - kề

Cuối thu

Thơ   •   12.11.2021
Đêm nay hồn lặng làm sao Cảnh thu ôm cả chiêm bao vào lòng Sao xanh lợt tím tơ đồng Gió ơi là gió, buồn đông thổi về Không gian mưa lệ đầm đìa Đầy sân trắng toát hoa lê đầu mùa Trời lam ứ đặc tình thu Ô kìa mây bạc nặng lùa về tây! Hồn sao không động

Tân hôn

Thơ   •   12.11.2021
Ô lạ! Làm sao thương nhớ quá! Đêm nay trăng ngủ ở bên đường Hồn chiêm bao hốt mơ trăng lạnh Để giả vờ như ấp bóng nường! Họ tưởng tân hôn êm ấm lạ! Không hay sao ốm lá hoa tàn! Và đêm nay khóc cho nên mới Lộ một sông trăng chảy lệ vàng! Họ tưởng tâ

Ăn mày

Thơ   •   12.11.2021
Thì ăn mày! Thì ăn mày! Ăn mày... Hồn ta đau quá là ta ngửa tay Lạy tứ hướng xin khắp và thiên hạ: Nắng có nhạc chớp đầy hơi hương lạ Nấc âm thanh chết lịm giữa triền miên Gió mang thư bay cho đến cung thềm Thổi chữ gấm bằng khí điên cuồng vọng; Và

Hiện hình

Thơ   •   12.11.2021
Gió thiệt đa tình hôn mặt hoa, Thơm tho mùi thịt bắt say ngà! Gió đi chới với trong khung trắng Lộ nửa vần thơ, nửa điệu ca. Tôi ráp lại xem. Ồ sự lạ! Một người thiếu nữ hiện trong trăng. Khăn hồng chùi lệ ngấn đôi mắt; Da thịt phô bầy ý tuyết băng.

Phương Thảo

Thơ   •   12.11.2021
Phương Thảo ơi! Phương Thảo ơi! Đêm nay nàng khóc bao nhiêu lệ Lệ nàng có chảy máu hay không? Đêm nay nàng uống bao nhiêu mộng Mộng nàng có trắng tợ hoa lê? Phương Thảo ơi! Phương Thảo ơi! Đêm nay nàng chết trong tim phổi Mặt nàng dồi phấn trắng xanh

Châu III

Thơ   •   12.11.2021
Tôi đắm hồn tôi cho chết say Như hoa mảnh khảnh xác thu gầy Ở trong cặp mắt như châu ấy Và biển ra châu lã chã đầy Em đã là châu lệ cũng châu Mắt tôi đỡ khát biết bao sầu Biết bao ánh ngọc rung rinh nổi Giữa bề vàng mơ giữa cảnh mơ Với cả tình hấp dẫ

Nhạc

Thơ   •   12.11.2021
Ô! nắng vàng thơm... rung rinh điệu ngọc, Những cánh hồng đơm, - những cánh hồng đơm Nhẹ nhàng, nhịp nhàng thở đều trong sương; Màu trăng không gian như gờn gợn sóng. Từ ở phương mô nhạn mang thơ về, Đàn thơ cơ hồ lên cung âm điệu. Đây giây trinh bạc

Sầu lãng tử

Thơ   •   12.11.2021
Buồn sao muốn khóc cho ra tiếng Nước mắt tương tư phủ điệu đàn... Buồn sao muốn khóc như con nít Rạo rực trong mi tợ nắng giàn... Buồn sao muốn khóc cho ra máu Hiện ảnh trong hồn một đám tang... Buồn sao muốn hốt bao nhiêu lệ Viết mạnh trong tay mộ

Cô gái ngây thơ

Thơ   •   12.11.2021
Sóng thu ba vừa dâng lên khoé mắt, Ôi thôi rồi! Chết sững cả con ngươi... Màn hoa trăng trang điểm cặp môi cười Thêm ý nhị như ân tình háo hức; Mùa nhạc gẫm nao nao trong lòng ngực; Đôi tuyết lê ấp úng bởi e dè; Xuân dậy thì đương độ khởi đê mê. Ô cặ

Đồ mi hoa

Thơ   •   12.11.2021
Lòng nao nức như hương trầm mới dậy: Gió tâm tư say chúi nửa lừng mơ... Đêm kim sa hay sao mà run rẩy? - Không khí men, trăng liễu mướt đường tơ. Đây một đoá đồ mi, - ta đón lấy, Ấp hồn hoa... đem giặt giữa bài thơ. Đài nộn nhuỵ hoá nguồn trinh tinh

Hoàng hoa

Thơ   •   12.11.2021
Lam nhung ô! màu lưng chừng trời; Xanh nhung ô! Màu phơi nơi nơi. Vàng phai nằm im ôm non gầy; Chim yên neo mình ôm xương cây. Đây mùa Hoàng hoa, mùa Hoàng hoa: Đông nam mây đùn nơi thành xa... Oanh già theo quyên quên tin chàng! Đào theo phù dung:

Mộng lạ

Thơ   •   12.11.2021
Mộng sao mộng lạ - trắng như ngà Giai nhân hiện bóng dưới Hằng Nga... Họ đẹp như xuân, sắc như gấm Và hồn hé nhạc thắm như hoa. Nguồn sống thơm tho chảy giữa lòng, Xô bồ gót ngọc bước song song... Áo xiêm ăn đứt màu trùng sáng Gió nép rình nghe tiếng

Trái tim

Thơ   •   12.11.2021
Ngươi, bàn thờ đặt trên đài xuân mộng, Nhà thi hân mơ hớp khói trầm hương! Ngươi, nguồn đào khơi giữa bến Tầm Dương, Thuyền ngư phủ lờ đờ say sóng nguyệt! Xây mộng đẹp bằng da ngà áo tuyết. Gái ôm đàn he hé gặp thu ba: Tiếng vàng tiếng ngọc xào xạc c

Cặp mắt

Thơ   •   12.11.2021
Ôi! cặp mắt của người trong tợ ngọc Sáng như gươm và chấp choá kim cương! Mỗi cái ngó là một vì sao mọc! Mỗi liếc yêu là phảng phất mùi hương. Hai mắt ấy chói hào quang sáng ngợp Dẫn hồn ta vào thế giới thiêng liêng, Hớp nhiều trăng cho niềm trinh rấ

Thi vị

Thơ   •   12.11.2021
Lá vàng rơi (Tôi khóc anh ơi!) Đàn rung tiếng: Người yêu đương ngồi... Trăng vàng rơi (Tôi khóc anh ơi!) Đàn nghẹn tiếng: Người yêu giận rồi Hoa vàng rơi (Tôi khóc anh ơi!) Đàn rụng tiếng: Người yêu đi rồi Sao vàng rơi (Tô

Cơn mê

Thơ   •   12.11.2021
Trời ơi! Khóc đã đứt tươm hơi Tiếng lệ thôi theo với nhịp đời Tiếng lệ lìm đi như xác chết, Trời ơi! Khóc đã đứt tươm hơi. Ai bảo là tôi chửa chết rồi! - Máu cuồng vẫn chảy điệu mê tơi, Máu cuồng run khắp trong thân thể, Ai bảo là tôi chửa chết rồi!

Nàng bước tới

Thơ   •   12.11.2021
Nàng bước tới như sông trăng chảy ngọc; Như nắng thơm hớp đặc cả nguồn hương; Là nơi đây đoàn tụ nhạc mười phương Ứ thành xuân cho niền hoa bất tuyệt, Cho mở rộng muôn cảm hoài tinh khiết; Cả thời gian dồn lại ở bàn tay; Hồn hoa men ôm cả trí đêm nay

Nghê thường

Thơ   •   12.11.2021
Ô trời hôm nay sao mà xanh! Ngọc trăng xây vàng trên muôn cành, Nhung mây tê ngời sao kim cương, Dạ lan tê ngời say men hương; Lầu ai ánh gì như lưu ly? Nụ cười ai trắng như hoa lê? Thuỷ tinh ai để lòng gương hồ? Không gian xa cừ hay san hô? Đêm ôm h

Sọ người

Thơ   •   12.11.2021
Ôi khối mộng của hồn thơ chếnh choáng! Ôi buồng xuân hơ hớ cánh đào sương! Ôi bình vàng! ôi chén ngọc đầy hương! Ôi hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp loáng! Ôi thần tình! người chứa một trời thương. Người yên tịnh nhưng người đi muôn dặm Máy thu thanh h

Châu I

Thơ   •   12.11.2021
Tôi nói làm sao - Cái đẹp câm, Đẹp trong pho tượng xuất ra thần Một con người mộng - con người mộng Trễ nải thanh tân biếng nhác thầm. Muôn sợi đàn tơi buông loã xoã... Vẻ gì sùm sụp ướt trên mi Vẻ gì dã dượi không lay động - Cặp mắt mùa thu đương đắ

Một cõi trời

Thơ   •   12.11.2021
Ồ! Đừng có ngớp! Mời anh hãy bước. Qua nơi này là cách biệt trần gian Điềm anh hoa!                        Nức nở tiếng tơ vang Lùa hế

Mộng cầm ca

Thơ   •   12.11.2021
Đây bát ngát và thơm như sữa lúa; Nhựa đương lên: sức mạnh của lòng thương; Mùi tô hợp quyện trong tơ trăng lụa; Đây dạ lan hương, đây đỉnh trầm hương; Đây bát ngát và thơm như sữa lúa; - Hồn dạ hương phơ phất ở trong sương. Không gian tơ - không gia

Tỳ bà

Thơ   •   12.11.2021
Nàng ơi! Tay đêm đang giăng mềm Trăng đan qua cành muôn tay êm Mây nhung pha màu thu trên trời Sương lam phơi màu thu muôn nơi Vàng sao nằm im trên hoa gầy Tương tư người xưa thôi qua đây Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề Hoa vừa đưa hương gây đê

Thơ bay

Thơ   •   12.11.2021
Thơ bay lên đỉnh núi Nga Mi Gạ chơi mây nước phương phi - Lột màu sắc tướng trong ni; Mộng qua, bắt mộng đồ mi lờ đờ! Thơ bay lên tới động Dương Quý Phi Gạn xin nước mắt lưu ly - Của không nàng tiếc làm chi; Mắt tôi ráo lệ lấy gì xốn xang! Thơ bay lê

Châu II

Thơ   •   12.11.2021
Tôi thấy vàng mơ động khí giời Mà nàng làm tượng lẳng im hơi Để ra một vẻ đau thần bí Linh động vang lên chín phẩm ngời Tôi mượn tình câm mớm lưỡi răng Để nghe rũ rượi đã bay lan Để đưa sanh mạch khơi hơi thở; Hấp hối hờn run hộ vệ nàng Có cặp lông m