Phú thầy đồ
Bài 1 Thầy đồ thầy đạc Dạy học dạy hành Vài quyển sách nát Dăm thằng trẻ ranh Văn có hay đã đỗ làm quan, võng điều võng tía Võ có giỏi đã ra giúp nước, khố đỏ khố xanh Ý hẳn thầy văn dốt vũ dát Cho nên thầy lẩn quẩn loanh quanh Trông thầy Con người p
Nội dung bài thơ: Phú thầy đồ
Bài 1
Thầy đồ thầy đạc
Dạy học dạy hành
Vài quyển sách nát
Dăm thằng trẻ ranh
Văn có hay đã đỗ làm quan, võng điều võng tía
Võ có giỏi đã ra giúp nước, khố đỏ khố xanh
Ý hẳn thầy văn dốt vũ dát
Cho nên thầy lẩn quẩn loanh quanh
Trông thầy
Con người phong nhã
Ở chốn thị thành
Râu rậm như chổi
Đầu to tày giành
Cũng lắm phen đi đó đi đây, thất điên bát đảo
Cũng nhiều lúc chơi liều chơi lĩnh, tứ đốm tam khoanh
Nhà lính tính quan: ăn rặt những thịt quay, lạp xường, mặc rặt những quần vân, áo xuyến
Đất lề quê thói: chỗ ngồi cũng án thư, bàn độc, ngoài hiên cũng cánh xếp, mành mành
Gần có một mụ, sinh được bốn anh:
Tên Uông, tên Bái, tên Bột, tên Bành
Mẹ muốn con hay, rắp một nỗi biển cờ mũ áo
Chủ rước thầy học, tính đủ tiền chè rượu cơm canh
Chọn ngày lễ bái
Mở cửa tập tành
Thầy ngồi chễm chện
Trò đứng chung quanh
Dạy câu Kiều lẩy
Dạy khúc lý kinh
Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép
Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành!
Bài 2
Có một cô lái
Nuôi một thầy đồ
Quần áo rách rưới
Ăn uống xô bồ
Cơm hai bữa: khoai lang, lúa ngô
Sao dám khinh mình? Thầy đâu thầy vậy!
Chẳng biết trọng đạo, cô lốc cô lô...
Bài thơ Phú thầy đồ của tác giả Nhà thơ Trần Tế Xương - 陳濟昌, Tú Xương, được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.
Nhà thơ Trần Tế Xương - 陳濟昌, Tú Xương
Nghệ danh: Trần Tế Xương
Tên thật: 陳濟昌, Tú Xương
Xem thêm: Tiểu sử Tác giả Trần Tế Xương - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Trần Tế Xương, Thơ Trần Tế Xương, Nhà thơ Trần Tế Xương
Câu đối Tết: Xuân về chớ để xuân đi - Năm mới khác gì năm cũ
Câu đối Tết: Nực cười thay - Thôi cũng được
Giễu ông Đồ Bốn ở phố Hàng Sắt
Câu đối Tết: Vui xuân - Người học
Câu đối than thân: Trúc báo bình an - Cò nhiều văn tự
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (1897)