Tác giả Khuyết danh Việt Nam - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Khuyết danh Việt Nam - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Nghệ danh: Khuyết danh Việt Nam
Tên thật: Khuyết danh Việt Nam
Vài nét về những tác phẩm Khuyết danh Việt Nam
Những tác phẩm khuyết danh có thể hiểu là những tác phẩm không có tên tác giả. Có nhiều nguyên nhân mà trong văn học Việt Nam ngày trước, nhiều tác phẩm, không biết tác giả là ai. Điển hình như:
- Vì truyền miệng, người ta chỉ chú ý tác phẩm mà quên tên người làm.
- Vì người làm ra sợ liên luỵ nên giấu tên.
- Vì thời Lê Trịnh có lệnh cấm lưu hành và tàng trữ truyện Nôm, nên phần lớn truyện Nôm đều không đề tên tác giả.
Lúc đầu, vô danh và khuyết danh nghĩa như nhau, nhưng sau này, người ta dùng cụm từ "tác phẩm vô danh" chỉ những tác phẩm mà tác giả cố ý giấu tên để phân biệt với tác phẩm khuyết danh chỉ những tác phẩm vì lí do khách quan, không biết tên tác giả. Vô danh còn có nghĩa là tầm thường, không ai kể đến (vô danh tiểu tốt) nên để tránh hiểu nhầm, truyện Nôm đều gọi là tác phẩm KD.
Dưới đây là những bài thơ, truyện thơ, ca dao, tục ngữ,... và những tác phẩm thi ca chưa rõ lai lịch, tác giả của Việt Nam.
Một số quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến các tác phẩm khuyết danh
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định: “Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố”.
- Khoản 1 Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, hợp nhất 2013 quy định: “Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:
- Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này;
- Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
- Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.”
- Khoản 2 Điều 41 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) quy định: “ Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định”.
Tác giả Khuyết danh Việt Nam, Thơ Khuyết danh Việt Nam, Khuyết danh Việt Nam
Tập tầm vông, con công hay múa
Vè chim chóc (Tiếng kêu rủ rỉ, là tiếng chim chài)
Mùa thu đi chơi thuyền dưới trăng
Vè nói ngược (Lưng đằng trước, bụng đằng sau)
Đất chẳng phải chồng - Trời mà chết vợ
Vè nói ngược (Năm nay lớn nước, thiên hạ được mùa)
Vè chim chóc (Thứ hay lớn tiếng, tu hú ác là)
Một cơn gió táp mưa sa [Vè Hà Thành đầu độc]
Mèo đuổi chuột (Chít chít meo meo, con mẻo con mèo)
Vè nói ngược (Bước sang tháng sáu giá chân)
Nu na nu nống, đánh trống phất cờ
Đề kiểu thu giang vẽ ở bộ chén
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (I)
Vè nói ngược (Con chim mần tổ dưới nước)
Ông giẳng ông giăng, xuống chơi với tôi
Kiều gặp Thúc Sinh nơi Quan Âm các
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa (II)
Cầu Ngu, Trung Lễ xưa nay [Vè nghĩa quân Bang Ninh hạ thành Hà Tĩnh]