Tác giả Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Nghệ danh: Nguyễn Công Trứ
Tên thật: Nguyễn Công Trứ
Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ (Chữ Hán: 阮公著, 1778-1858) tự Tồn Chất (存質), hiệu Ngộ Trai (悟齋), biệt hiệu Hi Văn (希文).
Ông sinh ngày mồng 1, tháng 11, năm Mậu Tuất (tức ngày 19 tháng 12 năm 1778) tại huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình. Thân phụ là Ðức Ngạn Hầu Nguyễn Công Tuấn quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang, Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tri phủ Tiên Hưng – Thái Bình, thân mẫu là Nguyễn Thị Phan, con gái quan Quản nội thị tược Cảnh Nhạc Bá dưới triều vua Lê – chúa Trịnh. Nguyễn Công Trứ mất ngày 14/11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 7/12/1858), thọ 80 tuổi tại quê nhà làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân.
Nguyễn Công Trứ làm quan qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Ông nổi bật về việc khai hoang, mộ dân ở trung châu miền Bắc Việt Nam, và lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình và trong Chiến tranh Việt–Xiêm (1841–1845).
Từ nhỏ cho đến năm 1819, ông sống nghèo khó và chính trong thời gian này, Nguyễn Công Trứ đã có điều kiện tham gia sinh hoạt hát ca trù vốn khá phát triển ở làng Cổ Đạm gần làng ông.
Theo Wikipedia, từ nhỏ ông nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính cách phóng khoáng. Lớn lên trong những năm cuối của nhà Tây Sơn, đến đầu nhà Nguyễn, sau bao lần lận đận "lều chõng", mãi đến năm 41 tuổi (1819), Nguyễn Công Trứ mới thi đậu giải nguyên (1820–1847) làm quan dưới triều Nguyễn.
Lần đầu tiên xuất chinh, Nguyễn Công Trứ giữ chức hành tẩu ở Quốc sứ quán (1820). Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Ðường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc Tử Giám (1824), Phủ Thừa phủ Thừa Thiên (1825), tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ Hình (1826). Năm 1828, Nguyễn Công Trứ thăng Hữu Tham tri Bộ Hình, sang chức Dinh điền sứ. Năm 1832 ông được bổ chức Bố chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ Binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An.
Năm 1840 giữ chức Tả Ðô Ngự sử viện đô sát, kiêm Tham tri Bộ binh, tán lý cơ vụ đồn trấn Tây. Năm 1845 làm chủ sự Bộ hình, năm 1846 làm quyền án sát Quảng Ngãi, được 2 tháng, ông lại đổi ra làm Phủ Thừa phủ Thừa Thiên, đến năm 1847 thăng làm Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Năm 1848, Tự Đức nguyên niên, Nguyễn Công Trứ xin về hưu.
Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền 3-4 cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…
Năm Tự Đức thứ hai 1848, ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Trong sách "Đại Nam liệt truyện", Tập 3, Truyện các quan có nhận xét về ông:
“Công Trứ là người trác lạc, có tài khí, có tài làm văn, càng giỏi về quốc âm, làm ra thi ca rất nhiều, khí hào mại, phổ đầy ở trong âm luật; đến nay hãy còn truyền tụng. Trứ làm quan thường bị bãi cách rồi được cất nhắc lên ngay; tỏ sức ở chiến trường nhiều lần lập được công chiến trận. Buổi đầu Trứ lĩnh chức doanh điền, sửa sang mới có trong một năm mà các việc đều có đầu mối, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, thành ra mối lợi vĩnh viễn. Khi tuổi già về nghỉ, tức thì bỏ qua việc đời, chơi thú sơn thuỷ, trải sơn 10 năm có cái hứng thú phớt thoảng ra ngoài sự vật. Đến người ta, phần nhiều tưởng đến phong độ khí thái của ông. Sau khi Trứ mất, các huyện ấp do ông lập ra đều đựng đền để thờ.”
Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích của ông là hát nói (hát nói là một điệu của ca trù nên có người còn gọi chung là ca trù). Hát nói đã khá phổ biến từ các thế kỉ trước, nhất là cuối thế kỉ XVIII, song Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó. Thơ văn của ông chỉ còn khoảng 150 bài, nhiều nhất là ca trù và thơ Nôm.
Một số tác phẩm tiêu biểu về thơ ca của Nguyễn Công Trứ
- Bài Ca Ngất Ngưởng
- Chí Làm Trai
- Vịnh Cây Thông
- Chí Nam Nhi
- Đi Thi Tự Vịnh
- Hàn Nho Phong Vị Phú
- Kẻ Sĩ
- Tự Tình
- Trò Đời
- Cầm Kỳ Thi Tửu
Tác giả Nguyễn Công Trứ,Thơ Nguyễn Công Trứ
Chơi xuân kẻo hết xuân đi (II)
Nhàn nhân với quý nhân [Danh chẳng bằng nhàn]
Cầm kỳ thi tửu bài 2 - Chơi cho phỉ chí
Trên vì nước dưới vì nhà [Nợ nam nhi]
Đường công danh [Có chí thì nên]
Ngao du thoả chí [Thích chí ngao du]
Chí nam nhi [Làm cho tỏ mặt nam nhi]
Cầm kỳ thi tửu bài 3 - Còn nhiều hưởng thụ