Ca tự biệt [Kẻ về người ở]
Kẻ về người ở, Bồi hồi thay lúc phân kỳ. Khéo quấy người hai chữ tình si, Lửa ly biệt bầng bầng không lúc nguội! Bát ngát trăm đường bối rối, Biệt thì dung dị, kiến thì nan. Trót đa mang khúc hát cung đàn, Nên dan díu mối tình chưa dứt. Sá nghĩ xa xô
Nội dung bài thơ: Ca tự biệt [Kẻ về người ở]
Kẻ về người ở,
Bồi hồi thay lúc phân kỳ.
Khéo quấy người hai chữ tình si,
Lửa ly biệt bầng bầng không lúc nguội!
Bát ngát trăm đường bối rối,
Biệt thì dung dị, kiến thì nan.
Trót đa mang khúc hát cung đàn,
Nên dan díu mối tình chưa dứt.
Sá nghĩ xa xôi nghìn dặm đất,
Tiếc công đeo đẳng mấy năm trời.
Khi ra vào tiếng nói giọng cười,
Một ngày cũng là người tri kỷ.
Sao nỡ để kẻ vui người tẻ,
Gánh tương tư riêng nặng bề bề?
Thương thay người ở đôi quê,
Nẻo đi thì nhớ, nẻo về thì thương!
Tính sao cho vẹn trăm đường?
Bài thơ Ca tự biệt [Kẻ về người ở] của tác giả Nhà thơ Nguyễn Công Trứ, được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ
Nghệ danh: Nguyễn Công Trứ
Tên thật: Nguyễn Công Trứ
Xem thêm: Tiểu sử Tác giả Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Nguyễn Công Trứ,Ca tự biệt [Kẻ về người ở],Thơ Nguyễn Công Trứ
Cầm kỳ thi tửu bài 3 - Còn nhiều hưởng thụ
Nhàn nhân với quý nhân [Danh chẳng bằng nhàn]
Cầm kỳ thi tửu bài 2 - Chơi cho phỉ chí
Đường công danh [Có chí thì nên]
Ngao du thoả chí [Thích chí ngao du]
Chơi xuân kẻo hết xuân đi (II)
Trên vì nước dưới vì nhà [Nợ nam nhi]
Chí nam nhi [Làm cho tỏ mặt nam nhi]