Kiếp nhân sinh (I)
Ba vạn sáu nghìn ngày thấm thoắt, Từ mọc răng cho tới bạc đầu. Cõi nhục vinh góp lại chửa bao lâu, Ngồi thử ngẫm thợ trời kia khéo quá! Núi tự tại, cớ sao sông bất xả? Chim thì lông, hoa thì cánh, công đâu tạo hoá khéo thừa trừ. Từ nghìn trước đến ng
Nội dung bài thơ: Kiếp nhân sinh (I)
Ba vạn sáu nghìn ngày thấm thoắt,
Từ mọc răng cho tới bạc đầu.
Cõi nhục vinh góp lại chửa bao lâu,
Ngồi thử ngẫm thợ trời kia khéo quá!
Núi tự tại, cớ sao sông bất xả?
Chim thì lông, hoa thì cánh, công đâu tạo hoá khéo thừa trừ.
Từ nghìn trước đến nghìn sau,
Kết cục lại mỗi người riêng một kiếp.
Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp,
Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân.
Mà chữ “danh” liền với chữ “thân”
Thân đã có ắt danh âu phải có!
Này phút chốc kim rồi lại cổ,
Có hẹn gì sau chẳng bằng nay.
Râu mày kia hỡi râu mày!
Bài thơ Kiếp nhân sinh (I) của tác giả Nhà thơ Nguyễn Công Trứ, được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ
Nghệ danh: Nguyễn Công Trứ
Tên thật: Nguyễn Công Trứ
Xem thêm: Tiểu sử Tác giả Nguyễn Công Trứ - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Nguyễn Công Trứ,Thơ Nguyễn Công Trứ,Kiếp nhân sinh
Trên vì nước dưới vì nhà [Nợ nam nhi]
Đường công danh [Có chí thì nên]
Cầm kỳ thi tửu bài 3 - Còn nhiều hưởng thụ
Nhàn nhân với quý nhân [Danh chẳng bằng nhàn]
Ngao du thoả chí [Thích chí ngao du]
Cầm kỳ thi tửu bài 2 - Chơi cho phỉ chí
Chí nam nhi [Làm cho tỏ mặt nam nhi]
Chơi xuân kẻo hết xuân đi (II)