Phú hỏng khoa Canh Tý
Đau quá đòn hằn; Rát hơn lửa bỏng. Hổ bút hổ nghiên; Tủi lều tủi chõng. Nghĩ đến chữ "lương nhân đắc ý" thêm nỗi thẹn thùng; Ngắm đến câu "quyển thổ trùng lai" nói ra ngập ngọng. Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ
Nội dung bài thơ: Phú hỏng khoa Canh Tý
Đau quá đòn hằn;
Rát hơn lửa bỏng.
Hổ bút hổ nghiên;
Tủi lều tủi chõng.
Nghĩ đến chữ "lương nhân đắc ý" thêm nỗi thẹn thùng;
Ngắm đến câu "quyển thổ trùng lai" nói ra ngập ngọng.
Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ nói vậy mà thiêng;
Nào ai ngờ chữ tốt văn hay, tài bảng nhãn thám hoa lỡ ra cũng hỏng.
Có một thầy:
Dốt chẳng dốt nào;
Chữ hay, chữ lỏng.
Nghiện chè nghiện rượu, nghiện cả cao lâu;
Hay hát hay chơi, hay nghề xuống lõng.
Quanh năm phong vận, áo hàng tầu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh;
Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Định bóng.
Giá cứ chăm nghề đèn sách thì mười lăm mười sáu đỗ tự bao giờ;
Chỉ vì quen lối thị thành, nên một tuổi một già, hoá ra lóng đóng.
Tú rốt bảng giữa năm Giáp Ngọ, nổi tiếng tài hoa;
Con nhà dòng ở đất Vị Xuyên, ăn phần cảnh nọng.
Năm vua Thành Thái mười hai;
Lại mở khoa thi Mĩ Trọng.
Kì đệ tam văn đã viết rồi;
Bảng đệ tứ chưa ra còn ngóng.
Thầy chắc hẳn văn chương đúng mực, lễ thánh xem giò;
Cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng.
Sáng đi lễ phật, còn kì này kì nữa là xong;
Đêm dậy vái trời, qua mồng bốn mồng năm cho chóng.
Nào ngờ:
Bảng nhỏ có tên,
Ngoại hàm còn trống.
Kẻ đến sáng văn còn được chấm, bảng cót nghênh ngang;
Người ngồi khuya tên hãy được vào, áo dài lụng thụng.
Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai?
Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng!
Thôi thời thôi:
Sáng vở mập mờ;
Văn chương lóng ngóng.
Khoa trước đã chầy;
Khoa sau ắt chóng.
Hẳn có kẻ lo toan việc nước, vua chửa dùng tài;
Hay không ai dạy dỗ đàn con, trời còn bắt hỏng!
Bài thơ Phú hỏng khoa Canh Tý của tác giả Nhà thơ Trần Tế Xương - 陳濟昌, Tú Xương, được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.
Nhà thơ Trần Tế Xương - 陳濟昌, Tú Xương
Nghệ danh: Trần Tế Xương
Tên thật: 陳濟昌, Tú Xương
Xem thêm: Tiểu sử Tác giả Trần Tế Xương - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Trần Tế Xương, Thơ Trần Tế Xương, Nhà thơ Trần Tế Xương
Câu đối Tết: Xuân về chớ để xuân đi - Năm mới khác gì năm cũ
Câu đối Tết: Nực cười thay - Thôi cũng được
Giễu ông Đồ Bốn ở phố Hàng Sắt
Câu đối Tết: Vui xuân - Người học
Câu đối than thân: Trúc báo bình an - Cò nhiều văn tự
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (1897)