Tác giả Du Tử Lê - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Du Tử Lê - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Nghệ danh: Du Tử Lê
Tên thật: Lê Cự Phách
Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Du Tử Lê - Lê Cự Phách
Du Tử Lê (1942 – 2019) tên thật là Lê Cự Phách, là một nhà thơ , sống ở Hoa Kỳ trước khi mất. Ông sinh năm 1942 tại Hà Nam, miền Bắc Việt Nam. Sau Hiệp định Genève, năm1954, ông di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng.
Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa. Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài Bến tâm hồn, đăng trên tạp chí Mai.
Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, cựu phóng viên chiến trường, thư ký toà soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn.
Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải Thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972. Ngày 17/4/1975, Du Tử Lê cùng với Mai Thảo và Phạm Duy bị kết án tử hình vắng mặt trên đài phát thanh của Mặt trận giải phóng Miền Nam.
Sau sự kiện 30/4/1975, ông tị nạn tại Hoa Kỳ, sống ở miền Nam California, tiếp tục nghề viết, và là nhân viên khế ước của Đài tiếng nói Hoa Kỳ từ năm 1996. Ông cũng từng là chủ nhiệm các báo Việt ngữ Nhân chứng, Tay phải, và Văn nghệ ở Mỹ.
Thơ Du Tử Lê rất nặng tình với quê hương, có nhiều bài thể hiện nỗi lòng mong mỏi của người xa xứ được trở về thăm đất mẹ. Những năm cuối đời, ông cùng với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã có ý tưởng và thực hiện một số hoạt động với mong muốn thúc đẩy sự hoà giải và hoà hợp giữa các văn nghệ sĩ hải ngoại và quê nhà.
Các tác phẩm:
Tính đến thời điểm 2014, Du Tử Lê đã xuất bản 58 tác phẩm đủ thể loại, trong đó có thể kể đến:
Ở Việt Nam
- Thơ Du Tử Lê (1964)
- Năm Sắc Diện Năm Ðịnh Mệnh (1965)
- Tình khúc Tháng Mười Một (1966)
- Tay Gõ Cửa Ðời (1970)
- Chung Cuộc (cùng viết với Mai Thảo, 1969)
- Mắt Thù (1969)
- Ngửa Mặt (tiểu thuyết, 1969)
- Vốn Liếng Một Ðời (1969)
- Qua Hình Bóng Khác (tiểu thuyết, 1970)
- Mùa thu hoa cúc (sách thiếu nhi, 1971)
- Sân trường mắt biếc (sách thiếu nhi, 1971)
- Chú Cuội buồn (sách thiếu nhi, 1971)
- Hoa phượng vàng (sách thiếu nhi, 1971)
- Một Ðời Riêng (1972)
- Khóc lẻ loi Một Mình (1972)
- Giỏ hoa thời mới lớn (2014)[3]
Ở nước ngoài
- Thơ Tình (1996)
- Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi (thơ 1997)
- Tiếng Kêu Nào Bên Kia Thời Tiết (truyện)
- Em và, mẹ và tôi là một nhé (bán hồi ký)
- Chỗ Một Ðời Em Vẫn Ðể Dành
- Nhìn Nhau Chợt Thấy Ra Sông Núi
- Chấm Dứt Luân Hồi Em Bước Ra (1993)
- K.Khúc Của Lê
- Em Hiểu Vì Ðâu Chim Gọi Nhau
- Quê Hương Là Người Ðó
- Tôi - Ấu Thơ và Mẹ (hồi ký)
- Trường khúc Mẹ và Biển Đông (1989, 2002)
- [nếu cần,] hãy cho bài thơ một tên gọi!?! (2006)
- Trên ngọn tình sầu (tập tùy bút, 2011)
Nhà thơ Du Tử Lê, Thơ Du Tử Lê, Lê Cự Phách
Trời đất ngàn năm vẫn dửng dưng
Lấy ai nhìn tôi nhỏ máu trong thơ
Lục bát sau tám năm cho người về
Chúng ta ở trong nhau: khi ngọn đèn đã tắt
Khóc hay cười em hãy chỉ cho tôi
Đi với về, cũng một nghĩa như nhau
Ân nghĩa nghìn sau vẫn chói loà
Tưởng tới người ở Thông Tây Hội
Thấy trăm năm chỉ tựa một đôi giờ
Mất hay còn chưa hẳn khác nhau đâu
Chăm chỉ làm sao: vòng tử sinh
Khúc thứ ba: Những bông hoa birdflower, nắm đất và, sự trở lại
Tình yêu vàng như một trái chanh
Vỡ lòng cho một người con gái Mỹ
Khúc thứ hai: Những cánh cửa sổ, hồi chuông và buổi sáng
Khúc thứ tư: Chuyến bay muộn ký ức và mẹ ở xa
Thân ôm bom ngiệp, duyên: nổ giữa ngày cấp bách