Tác giả Thuỵ Anh - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Thuỵ Anh - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Nghệ danh: Thuỵ Anh, Hoa Xuyên Tuyết, Bố Tấn
Tên thật: Nguyễn Thuỵ Anh
Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Thuỵ Anh
Thuỵ Anh tên thật là Nguyễn Thuỵ Anh, sinh ngày 5/4/1974 tại Hà Nội, quê Hà Tĩnh, từng là cựu học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam khoá 1989-1991. Chị tốt nghiệp đại học và tiến sĩ ngành Giáo dục học tại Đại học Sư phạm Lenin, Moscow, có một thời gian dài sinh sống và làm việc tại Nga.
Sau khi trở về Việt Nam, chị cộng tác với tạp chí Mẹ và Bé, thành lập Câu lạc bộ Đọc sách cùng con, một mô hình hoạt động xã hội hỗ trợ cho việc hình thành, củng cố và phát triển văn hoá đọc của cộng đồng nói chung, và của trẻ em trong gia đình nói riêng, với sự ủng hộ và tham gia của nhiều nhà sư phạm.
Khi viết các bài về giáo dục chị thường dùng các bút danh Nguyễn Thuỵ Anh, Thuỵ Anh, Hữu Phúc, Bố Tấn, Song Anh. Trên báo Tuổi trẻ cuối tuần, chị viết bài cho mục Câu chuyện giáo dục với bút danh Song Anh. Hiện nay chị sống và làm việc tại Hà Nội.
Cô gái Hà Nội Nguyễn Thụy Anh sau khi tốt nghiệp trường chuyên PTTH Amsterdam, có 17 năm học và trải nghiệm ở Nga để thành tác giả Thụy Anh. Cho nên nước Nga là đề tài cô đeo đuổi và có nhiều thành công.
Năm 2011 sách Olga Berggoltz của tôi được giải dịch thuật Hội Nhà văn Hà Nội và được văn giới đánh giá cao. Bạn đọc biết nhiều đến nhà thơ Thụy Anh với tư cách dịch giả thơ Ôn-ga Béc-gôn và tiến sĩ giáo dục học, nhưng chị cũng là gương mặt quen thuộc tham gia Sân thơ trẻ trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam nhiều năm nay. Có lẽ thơ mới là niềm đau đáu của chị.
Đôi khi người ta cố quên để nhớ, nhưng nhớ cũng là để mãi mãi không quên. Thơ Thụy Anh đầy ắp những hoài niệm về tình yêu, quá khứ, về nỗi nhớ ngập tràn và những đổ vỡ nhưng tinh tế lấp lánh niềm tin ở tình người và cuộc đời. Chị chủ yếu viết thơ tự do, để cảm xúc tự do bay nhảy, tự do dỗi hờn và tự do yêu thương... nên đã tạo được dấu ấn khác biệt trong những người viết trẻ.Thụy Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, đã đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội với tác phẩm “Ôn-ga Béc-gôn của tôi”.Nữ sĩ Thụy Anh đang là chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con rất nổi tiếng. Đây là nơi các nhà văn viết cho thiếu nhi khắp nước thường lui tới đọc sách của mình cho các em nghe, nghe các em nói về sách của mình, trả lời những câu hỏi các em hỏi để viết cuốn sách của mình. Cùng đọc văn học Việt tức là cùng học nói hay tiếng Việt, viết hay tiếng Việt. Tâm sự trên báo về lý do mình toàn tâm toàn lực vì tiếng Việt, nhà thơ Thụy Anh bộc bạch: "Tôi sống 17 năm ở Nga và từng có ý định định cư lâu dài. Chính vì thế, khi đã làm mẹ, giống như nhiều người Việt xa quê, tôi có một nỗi sợ - sợ con mình lớn lên sẽ không biết tiếng Việt, hoặc không thể tâm tình với cha mẹ bằng thứ tiếng Việt phong phú, thuần khiết. Tôi thậm chí còn trì hoãn việc cho con đến trường mầm non vì mong muốn con phải nói tốt tiếng Việt trước đã. Tôi còn làm thơ cho con nữa! Đó là khoảng thời gian tôi sáng tác được nhiều thơ cho trẻ em nhất, đặc biệt là những bài thơ mang âm hưởng đồng dao”.
Một vài nhận xét về nhà thơ Thuỵ Anh và hồn thơ của chị
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Giờ đây, thơ Olga Berggoltz lần đầu tiên xuất hiện bằng tiếng Việt qua một tập sách riêng với đầy đủ chân dung, tiểu sử và thơ qua những chặng đường số phận của bà. Người đồng hành của Olga Berggoltz trên đất Việt là dịch giả Thụy Anh - người đã được thơ bà quyến rũ, dẫn dắt đến với cuộc đời bà để sẻ chia cuộc sống, đồng cảm tâm hồn, khát khao tình yêu”. Nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên: “Lần này, dịch giả Thụy Anh lại cho chúng ta thấy một vẻ đẹp Nga khác, tự tin, đầy bản lĩnh, ngoan cường và có lúc không kém phần quyết liệt qua thi phẩm và những tài liệu ghi chép của Olga, trong đó có cuốn Nhật ký cấm mà trước đây chưa có điều kiện công bố. Trong một chừng mực nhất định, có thể coi dịch giả Thụy Anh như một người đồng sáng tạo ra thi phẩm Olga”.Về thơ viết cho thiếu nhi của Thụy Anh, đúng như bà Lê Phương Liên, nguyên Trưởng ban văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam nhận định: “Có năng khiếu và bút lực văn chương, Thụy Anh lại là người được đào tạo bài bản nhất về tâm lý giáo dục trẻ em trong đội ngũ các nhà văn nhà thơ viết cho thiếu nhi hiện nay ở nước ta. Vì thế thơ thiếu nhi của Thụy Anh xuất phát từ cách nhìn của trẻ em, rất sinh động, hồn nhiên không giáo dục áp đặt. Với quan niệm thơ ca như thế, chương trình thơ thiếu nhi Việt Nam hiện đại Reo vang bình minh diễn ra ở sân Thái Học của Văn Miếu -Quốc Tử Giám Hà Nội vào Ngày thơ Việt Nam 2016 do Thụy Anh đạo diễn đã thành công tốt đẹp!”.
Các tác phẩm của nhà thơ Thuỵ Anh
-
- Tử đinh hương (thơ)
-
- Olga Berggoltz của tôi (thơ dịch, NXB Trẻ, 2010)
-
- 100 gờ-ram hạnh phúc (tản văn, NXB Trẻ, 2013)
-
- Nhim nhỉm nhìm nhim (thơ thiếu nhi, Kim Duẩn minh hoạ, NXB Trẻ, 2014)
-
- Ngày xưa, ngày nay, ngày sau (thơ thiếu nhi, Kim Duẩn minh hoạ, NXB Trẻ, 2014)
-
- Mẹ hổ dịu dàng (thơ thiếu nhi, Kim Duẩn minh hoạ, NXB Trẻ, 2014)
-
- Vui cùng tiếng Việt (thơ thiếu nhi, Kim Duẩn minh hoạ, NXB Trẻ, 2014)
Tác giả Thuỵ Anh,Thơ Thuỵ Anh,Hoa Xuyên Tuyết,Bố Tấn
Viết cho người con gái tài hoa sáng suốt
Em không nhận thêm điều gì nữa
Bài thơ viết ngày sinh nhật chồng
Thày sẽ giúp tôi trở thành người lớn
Còn ai, ngồi lại đây một phút?
Đừng vì trong mơ mà nỡ làm em đau!