Tây Sơn trung nguyên tiết tế Đổng lý Ngô Văn Sở
Than rằng: Ngựa Hồ kêu gió bấc, ngậm ngùi thay mây cuốn lá cờ nheo; Chim Việt đậu cành nam, ngao ngán nhẽ sương mờ chăn cẩm thuý. Nhớ xưa, Chức lãnh Quận công, Quyền đương Đổng lý; Mũ hồng mao, biều quai bạc, người miền bắc điểm trang; Nón khâu lứ, c
Nội dung bài thơ: Tây Sơn trung nguyên tiết tế Đổng lý Ngô Văn Sở
Than rằng:
Ngựa Hồ kêu gió bấc, ngậm ngùi thay mây cuốn lá cờ nheo;
Chim Việt đậu cành nam, ngao ngán nhẽ sương mờ chăn cẩm thuý.
Nhớ xưa,
Chức lãnh Quận công,
Quyền đương Đổng lý;
Mũ hồng mao, biều quai bạc, người miền bắc điểm trang;
Nón khâu lứ, chóp bịt đồng, cậu đàng trong tử tế.
Ba tháng mối diềng cắt đặt, lòng vì nước quản chi;
Bảy điều chính lệnh sửa sang, đức vì dân chẳng trễ.
Những ước trăm năm mưa móc, dòng trong thanh vị nước sông Ngô;
Nào ngờ một phút phân kỳ, nước đục dễ phai màu chè Huế.
Hay là vì ân xưa thầy tớ, xuống suối vàng theo dõi gót Thái sư;
Hay là nghĩa cũ vua tôi, lên mây bạc để tìm xe Tiên đế.
Trước trại rèm hùng sịch mở, phòng thuộc ngẩn ngơ chiều;
Trong thành cờ lệnh truyền sai, bà con ngao ngán nhẽ.
Nha trù chia của, nỡ nào quên cậu chị tơ già;
Gái đẹp thân sang, nỡ lãng quên đàn con non trẻ.
Nguồn cơn không bề tính cho xuôi;
Cơ sự dễ ai hay đặng nhẽ!
Bài thơ Tây Sơn trung nguyên tiết tế Đổng lý Ngô Văn Sở của tác giả Nhà thơ Khuyết danh Việt Nam, được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.
Nhà thơ Khuyết danh Việt Nam
Nghệ danh: Khuyết danh Việt Nam
Tên thật: Khuyết danh Việt Nam
Xem thêm: Tiểu sử Tác giả Khuyết danh Việt Nam - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Tác giả Khuyết danh Việt Nam, Thơ Khuyết danh Việt Nam, Tập thơ cổ-cận đại
Trên quan dưới dân - Ngoài làng trong họ
Có tật giật mình - Đứt tay hay thuốc
Quách Tử Nghi lai triều thụ tội
Nghệ Tĩnh văn thân điếu Phan Đình Phùng đối liên
Thiếp kể từ lá thắm - Chàng ở dưới suối vàng
Tây Sơn trung nguyên tiết tế Đổng lý Ngô Văn Sở
Đề kiểu thu giang vẽ ở bộ chén
An Nam sứ nhân ứng Hồ Quảng tỉnh mệnh phú thi
Vua dụ Vương Tường gả cho chúa Thiền Vu
Nghìn năm văn vật đất Thăng Long (I)