Ta chờ tay Mỵ Nương
đôi khi ký ức ta như sáp chảy xuống thần kinh giọt cường toan tháng năm đi khuất hồn chưa khuất ngơ ngác chiều lên nỗi muộn màng đôi khi ký ức ta như sáp nhiễu đỏ. con đường. đêm lãng quên. người có còn mưa-đôi-mắt-gió tôi về nghe sắc sắc, không khô
Nội dung bài thơ: Ta chờ tay Mỵ Nương
đôi khi ký ức ta như sáp
chảy xuống thần kinh giọt cường toan
tháng năm đi khuất hồn chưa khuất
ngơ ngác chiều lên nỗi muộn màng
đôi khi ký ức ta như sáp
nhiễu đỏ. con đường. đêm lãng quên.
người có còn mưa-đôi-mắt-gió
tôi về nghe sắc sắc, không không
đôi khi ký ức ta như sáp
bấc lụn còn rung tiếng gọi khuya
nhớ ai mùi tóc thơm hương tối
những bậc thang lên cõi biệt. lìa
đôi khi ký ức ta như sáp
những tưởng không còn nữa máu xương
đêm qua nến chảy trong hiu quạnh
mới hiểu ta chờ tay Mỵ Nương
đôi khi ký ức ta như sáp
vẫn chảy cùng ai, một vết thương.
Bài thơ Ta chờ tay Mỵ Nương của tác giả Nhà thơ Du Tử Lê - Lê Cự Phách, được trích dẫn nguyên văn từ các nguồn chính thống và đã kiểm chứng.
Nhà thơ Du Tử Lê - Lê Cự Phách
Nghệ danh: Du Tử Lê
Tên thật: Lê Cự Phách
Xem thêm: Tiểu sử Tác giả Du Tử Lê - Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
Nhà thơ Du Tử Lê, Thơ Du Tử Lê, Tập thơ Ở chỗ nhân gian không thể hiểu
Mặc môi cười chảy máu giữa chiêm bao
Khóc hay cười em hãy chỉ cho tôi
Đôi khi ta quên gọi chính ta về
Giữa trưa có kẻ cuồng điên khóc
Mất hay còn chưa hẳn khác nhau đâu
Sóng một chiều lênh láng cả sinh linh
Đời đóng hoài lên vạn mũi đinh
Trời đất ngàn năm vẫn dửng dưng
Hạnh phúc cũ sau hai mươi bảy năm gửi huyền châu
Khúc thứ hai: Những cánh cửa sổ, hồi chuông và buổi sáng
Hồn ẩn mật đã gửi người trước đó
Thịt xương tôi đấy xin người nhận
Nên môi cười đã tựa máu xương riêng
Tình yêu vàng như một trái chanh
Chết lâu rồi một kẻ dưới tên tôi
Thấy trăm năm chỉ tựa một đôi giờ
Lấy ai nhìn tôi nhỏ máu trong thơ
Gọi âm u lên từng phiến thương tâm
Thơ ở dốc biển, gió và vai lạnh
Khúc thứ nhất: Ngôi nhà trắng, chiếc quan tài và những cây phong ở đường Beach
Ân nghĩa nghìn sau vẫn chói loà
Mưa hay nắng chỉ là lời nói khác